HỒI NIỆM – NACHDENKEN [I]: QUÊ HƯƠNG

Viết trước Giao thừa: Đọc bia Văn Miếu

Link cố định 15/01/2015@5h19, 26 lượt xem, viết bởi: hoangthu3-1403
Chuyên mục: Nhật ký, Tâm sựVăn học, Báo chí

Lời "Phi lộ":
Khoảng giữa của giao thời và giao mùa khi năm Mặt Trời đã bắt đầu mà năm Mặt Trăng Dân tộc đang tới, tự nhiên cái ý "thu nhặt, gói gém" cứ thảng hoặc như nhắc nhở, như thôi thúc; Mà những cái tưởng như ngẫu nhiên cũng cứ như hối giục. Vậy xin ghi những điều sau như tùy bút, tùy cảm.
"Bia Văn Miếu" có ở nhiều nơi: Hà Nội, Huế, Bắc Ninh, Hưng Yên, ... Tiêu đề là muốn nói về Bia Van Miếu Hà Nội; Cũng không đi vào "chữ" với "nghĩa" để mong tịnh Tâm mà ngẫm về Tiền nhân vậy.
Xa xứ, 
Ngày 4 tháng Giêng 2015,
tức ngày 24 (Canh Dần) tháng Một (11, Bính Tý) năm Giáp Ngọ.
Cẩn bút, Văn Đức.


1.
Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định


12 bảo vật quốc gia gồm: 
1- Trống đồng Hữu Chung (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương).
2- Chuông Thanh Mai (Niên đại: năm 798, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội).

3- 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (Niên đại: 1484 - 1780), hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội).
4- Bia "Khôn Nguyên Chí Đức Chi Bi" (Niên đại: thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa).
5- Bia Thủy Môn Đình (Niên đại: năm 1670, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn).
6- Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Đào Xuyên (Niên đại: thế kỷ XVI, hiện lưu giữ tại chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
7- Bộ tượng Di Đà Tam Tôn chùa Thầy (Niên đại: đầu thế kỷ XVII, hiện lưu giữ tại chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
8- Tượng Phật giáo thời Tây Sơn chùa Tây Phương (Niên đại: cuối thế kỷ XVIII, hiện lưu giữ tại chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội).
9- Ekamukhalinga/Linga có một đầu thần Siva (Niên đại: đầu thế kỷ VIII, hiện lưu giữ tại Ban Quản lý di tích lịch sử và du lịch Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam).
10- Lan can thành bậc (Niên đại: đầu thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).
11- Máy bay Mic 21 số hiệu 4324 (Hiện vật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
12- Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh (Hiện vật trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).


Đọc Bia, Nhớ Tiền nhân và Học thêm Lịch sử
Văn Miếu Quốc tử Giám Hà Nội còn có 82 tấm "Bia Tiến sỹ". Mỗi tấm là một Trang sử Văn hiến. Tôi chưa đủ sức "đưa về" và đọc hết; Xin ghi trích "văn bia" của "Bia Tiến sỹ" mang số 2.
Tôi cảm ơn anh TS Nguyễn Xuân Diện Viện Hán-Nôm đã chỉ cho đường dẫn vào kho tư liệu quý này.
2.
Bia số 2, Cập nhật lúc 10h14, ngày 25/01/2009


Nhân Tông Tuyên hoàng đế nước Đại Việt kế thừa nghiệp lớn đã 17 năm, ba lần đặt khoa thi chiêu mời kẻ sĩ. Đương thời, việc chọn được người hiền tài để sử dụng, nối giữ trị bình, có tác dụng không phải nhỏ. Năm Quý Dậu niên hiệu Thái Hòa thứ 11 (1452), năm Mậu Dần niên hiệu Diên Ninh thứ 5 (1458) cả hai khoa đều không Điện thí, chỉ có khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 là có Điện thí. Khoa ấy, kẻ sĩ trong nước đỗ Hương tiến đến dự thi Hội ở Bộ Lễ hơn 750 người, quan Hữu ti chọn hạng xuất sắc được 27 người.
Mùa thu, ngày 23 tháng 8, Hoàng thượng ngự điện Tập Hiền, đích thân ra đề văn sách. Sai Đặc tiến Nhập nội Tư khấu Đồng Bình chương sự Trịnh Khắc Phục làm Đề điệu, Ngự sử trung Thừa Ngự sử đài Hà Lật làm Giám thí, Môn hạ sảnh Tả ty Tả nạp ngôn Tri Bắc đạo quân dân bạ tịch Nguyễn Mộng Tuân, Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ Trình Thuấn Du, Quốc tử giám Tế tửu Nguyễn Tử Tấn1 làm Độc quyển. Lấy những bài thi có văn phong khí cốt đáng khen, chọn bọn Nguyễn Nghiêu Tư trở xuống, ban cho đỗ Tiến sĩ cập đệ và xuất thân có thứ bậc khác nhau. Mọi nghi thức ban cấp áo mũ, yến tiệc đều tuân theo lệ cũ. Duy có việc dựng đá đề danh thì lúc đó chưa kịp tiến hành.
Hoàng thượng2 ở ngôi báu năm thứ 15, chấn hưng sĩ khí, sứ mệnh của văn học càng được đề cao, tô điểm cho nền trị bình, tuyên bố rõ ràng đầy đủ. Bèn xuống chiếu cho quan Bộ Công khắc đá để truyền đến muôn đời. Lại sai kẻ bề tôi là (Đỗ) Nhuận soạn văn bia. Thần kính vâng lời ngọc, cũng mừng cho nền tư văn và hàng sĩ tử nước nhà, há dám viện cớ vụng về chối từ, kính cẩn cúi đầu rập đầu mà dâng lời rằng:
Sự lớn lao của nền chính trị của bậc đế vương không gì quan trọng bằng việc trọng dụng nhân tài. Sự đầy đủ về các chế độ của quốc gia, ắt phải chờ ở bậc vua thánh đời sau. Việc cai trị mà không lấy nhân tài làm gốc, lập quy mô mà không nghĩ tính cho các vua sau, thì đều phải coi là cẩu thả. Làm sao có thể từ nền trí trị mà làm cho phong tục lên cao, điển chương văn vật được đầy đủ?
Kính nghĩ Thái Tổ Cao hoàng đế nối trời mở vận, thánh đức công thần, văn hay võ giỏi, trí dũng khoan nhân, sáng suốt đại hiếu, đem vũ công dẹp yên loạn lạc, lấy văn đức dựng nền trị bình. Từ khi đặt niên hiệu Thuận Thiên đã cho mở mang việc học, giáo hóa thấm nhuần, vận hội văn chương thịnh sáng, nền thái bình muôn thuở chính nhờ đó mà bắt đầu.
Thái Tông Chiêu Huệ hoàng đế thay trời hành đạo, làm hiển rạng công đức của Cao hoàng, kính cẩn sáng suốt văn võ, tinh anh mẫn tiệp, nhân ái hiền triết, giỏi võ giỏi văn, giữ khuôn phép cũ. Niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), bắt đầu mở rộng Nho khoa, anh tài được chọn tuyển vinh thăng, kỷ cương được chấn chỉnh, làm rạng rỡ đời trước, để lại khuôn mẫu cho đời sau, chính từ đó mà cơ đồ được khôi phục mở mang.
Nhân Tông hoàng đế nối chí kế nghiệp, trọng võ tôn văn, dùng kẻ sĩ chọn hiền tài, kính theo điển chương chế độ thành pháp, nhưng riêng việc dựng bia ở nhà Thái học thì vẫn còn chưa kịp làm. Muốn ghi chép văn vật thật đầy đủ, dường như còn phải đợi thời.
Nay Thượng hoàng đế thay trời mở vận trung hưng, gánh vác đạo lớn, đề cao Nho học, suy nghĩ canh cánh bên lòng. Huống chi đã được liệt thánh hàm dưỡng sâu sắc, lại thêm mười năm ra sức chấn hưng tác thành. Trước đây 6 năm mới mở một khoa thi lớn, nay theo qui chế nhà Chu, chỉ 3 năm mở một khoa cũng không ngần ngại. Trước chọn kẻ sĩ chỉ lấy đỗ không quá hai ba chục người. Nay thì rộng chọn thực tài, không ngại số người trúng tuyển tăng lên gấp bội. Cho đến việc ban khen cất nhắc, đức ý nồng hậu, ơn vinh ban phong có thứ bậc khác nhau, tiết mục rành rẽ tự nhiên rực rỡ, vượt cả xưa nay. Cho soạn bài ký khắc vào đá tốt đặt tại cửa hiền để khuyến khích kẻ sĩ. Chế độ của Thánh thượng thật tốt đẹp thay!
Như vậy thì trong sự đầy đủ của nền văn minh triều ta, chế độ khoa cử khởi đầu từ năm Thuận Thiên mà chính thức bắt đầu từ năm Đại Bảo, tiếp tục thi hành vào đời Thái Hòa, mà thịnh nhất là đời Hồng Đức vậy. Nếu chẳng phải Thánh thượng làm hết trách nhiệm của người làm vua làm thầy, đích thân nắm quyền hành, thì làm sao có thể làm xong những việc mà tiên đế chưa làm xong, hoàn thiện những điều mà tiên thánh chưa làm đủ.
Con thánh cháu thần, ngước nối chí lớn, qui mô xa rộng, trăm đời sau vẫn còn biết được.
Nay những người được đề tên vào tấm đá này, cho dù nay đã có nửa phần tuổi tác đã cao, nhưng con người trung chính hay tà ngụy thế nào, việc làm được mất nên hư thế nào, công luận nghiêm xét, ngàn đời khó trốn.
Còn những người hiện đương tại chức, hãy nên nhớ lại ơn lựa chọn của tiên triều, ngẫm tới sự hiển đạt của mình ngày nay, tiết muộn đường dài, hãy thận trọng để khỏi hổ thẹn. Còn những người hậu tiến sờ vào tấm đá này, liếc nhìn bài văn này cũng nên biết cách thức khích lệ của thánh triều, kiếm tìm dấu tích danh thực của tiền bối, lựa lấy điều hay để theo mà bắt chước; đừng để cho đời sau phải chê trách đời nay, cũng như đời nay phải chê trách đời trước, thế là việc rất tốt trong việc tốt vậy.
Thần kính cẩn làm bài ký.
Trung trinh đại phu Hàn lâm viện Thị độc kiêm Đông các Đại học sĩ Đỗ Nhuậnvâng sắc soạn.
Cẩn sự lang Trung thư giám Chính tự Nguyễn Tủng vâng sắc viết chữ (chân).
Mậu lâm lang Kim quang môn Đãi chiếu Tô Ngại vâng viết chữ triện.
Bia dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484).

Kính ghi lời "khảo luận": Gửi bài và sửa morat xong thì nhớ "Châu phê" của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ - Xin thắp hương kính tạ "duyên" may ! - Khảo tiếp thì được cả 1 bài sử do Nhà báo Xuân Ba viết (24.12.2014):
3.


...
Vua Quang Trung đã không làm cái việc hạch hỏi tiểu nhân ấy mà nhà vua đã vui vẻ đi ngay vào điều cốt yếu cần giải quyết, cụ thể là cho ngay thánh chỉ cùng châu khuyên vào tờ đơn Nôm đó như thế này:
Thôi! Thôi! Thôi! Việc đã rồi,
Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta! 
Nay mai dọn lại nước nhà,
Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian.
Cơ đồ họ Trịnh đã tan?
Chớ đổ Trịnh Khải mà oan muôn đời.
Tôi đã đọc Nhà báo Xuân Ba và nghĩ ông viết đúng đắn, nên ghi tiếp lời bình của ông:

Tiếc thay, việc đại sự "dọn lại nước nhà" của Vua Quang Trung còn dang dở, thì cái chết đột ngột đã làm lỡ cả. Trong đó có cả việc dựng lại Miếu Văn. Mãi tới năm 1863 (Tự Đức thứ 16) thì Bố chánh sứ Hà Nội là Lê Hữu Thanh mới dựng lại hai dãy nhà bia quy củ như bây giờ! Thêm cái tiếc nữa, dưới triều nhà Nguyễn, do mối hiềm mà toàn bộ những dòng mỹ hiệu, mỹ tự viết về chúa Trịnh trên các bia tiến sĩ trong Văn Miếu đều bị đục, xóa chữ trong đó có 2 nhân vật là Ngô Thì Nhậm và Lê Quý Đôn. Vua Minh Mạng từng ra lệnh đục bỏ những đoạn ca ngợi công đức họ Trịnh trên một số bia tiến sĩ thời Lê Trịnh tại Quốc Tử Giám. Những vết đục phá ấy nay vẫn hoăm hoắm trên bia Miếu Văn!
Lịch sử không ngẫu nhiên và cũng chẳng tình cờ? Với sự kiện tờ đơn Nôm nọ của dân Trại Văn Chương mấy trăm năm trước, hậu thế như chợt bừng thức thêm giá trị của nhà quản trị Nguyễn Huệ Quang Trung? Chao ôi dũng khí nhận ngay lỗi lầm ở thời điểm thanh thế đương lẫy lừng thiên hạ, trong chính sử nước nhà phỏng được mấy đấng minh quân như thế? Và động thái nhận lỗi nhằm cái đích thu phục nhân tâm, mấy vị vua được nghĩa cử vậy? Có lẽ dũng khí ấy, phẩm chất đó vẫn là thứ thời sự muôn đời của việc quản trị đất nước với chăm dân?

Xuân Ba

Donnerstag, 20. Januar 2011


Trang cá nhân (privat);
Dành cho Người Thân và Con, Cháu!

07.07.2011
 Ông Binh Thịnh Phá Rào Tự Cứu.
 01:09, 2011-07-07

Ông Binh Thịnh họ Bùi: Bùi Văn Thịnh.
Tôi viết chuyện này vì ông là người khá gần gũi trong làng Tân Phương nhỏ bé mà tôi đã được sinh ra và lớn lên. Qua „lục thập niên hoa“ mới viết những chuyện về người và đất Quê Hương thì phải nói là cũng đã quá muộn. Nhưng sớm muộn thì con người sinh ra cũng phải một lần nghĩ và nói lên được những tâm tư và tình cảm về con người và vùng đất đã gắn bó máu thịt với đời mình.
Nhớ lại, đọc khá lâu rồi, mẩu tin về một cụ già Nga trên trăm tuổi thọ; Cụ sống qua bao nhiêu đổi thay của thế thời và chế độ, ấy vậy mà khi có người nghe chuyện cụ kể, nói rằng cụ nên viết thành hồi ký cho con cháu và những người sau biết chuyện xưa; thì cụ bảo: Tôi sẽ viết thôi, nhưng chuyện hồi ký không thể vội vã mà viết ra được!... – „Gừng càng già càng cay, muối lâu ngày càng mặn“; Tình đời càng dày năm tháng càng sâu đậm thêm như chính bản lai diện mục cuộc đời chăng?
Qua bao nhiêu là những đọc, suy và ngẫm nghĩ; Nào những „khoán hộ“ với „phá rào“. Tự nhiên nhìn lại cuộc đời những con người ngay bên mình đấy, thì thấy những chuyện này không là lạ. – Chính là cuộc sống vậy thôi: Không biết phá thì không thể nào tồn tại trong ách đời được. Lý thú là: „phá“ mà không „hoại“, „trong“ mà rất „ngoài“. Làm người là khó, nhưng HỮU TRI, MINH THỨC và CHÍNH HÀNH thì vẫn được tự tại chăng? Vừa nhớ viết, vừa suy ngẫm vậy!
Viết, như để tri ân; Nhưng cũng là để sống cho đúng nghĩa một con người. Cho nên, dù không thể vội, cũng phải bắt đầu đi là vừa đấy.
Xin kể về một người cùng họ.



***
Xuất xứ và Gia cảnh
13:06, 2011-07-07

Lời dẫn:
Tìm về nguồn cội là một thứ bản năng.
Khi đứa con đi học xa, thấy rằng việc lo toan chăm sóc nó sẽ có phần hạn chế, ông bố dành tất cả tâm tư qua những lá thư; Cho nên đứa con, dù chưa hiểu hết, vẫn giữ gìn như một thứ hồi môn những lá thư với những nét rõ ràng, chân phương theo lối viết cũ. Sau này, gia đình riêng lưu tán, vợ con đi làm và học xa nên căn hộ 16 mét vuông phải nhờ người coi giữ. Khi về lại thì mọi tài liệu không còn nữa: Mấy cuốn văn chương hội họa của nước ngoài thì người thân lấy đem ... khoe. Những lá thư “hồi môn gia bảo” thì trở về cát bụi! Không quý yêu và gìn giữ những kỷ niệm của cuộc đời thì làm sao yêu quý được con người? – Nỗi đau ấy đeo bám đứa con cho đến hết đời nó vậy!
Thư người Cha viết (ở quê nó, người ta thường gọi Cha, Mẹ là “Thày, Bu”): Biết con là người giầu tình cảm, thày viết lại cho con biết về gia cảnh ngọn nguồn ... Nhưng thư Thày chỉ dừng ở những ngày Mẹ nó mất: “Mẹ con thì dung nhan cũng hao hao như chị của con” ... “Cướp chính quyền, người ta gọi thày đi ‘vệ quốc quân’; Nhưng gia cảnh ngặt nghèo quá, thày không theo được ...” – Nó biết thày nó đang kiệt sức để chèo chống với đời; Ông mất đi khi chưa được “lục tuần thọ lộc”! Chắp nối lại với những điều Bà Nội kể trong những buổi trưa hè thuở nhỏ, thằng con nối ghép dần lại để khi về thăm Quê Tổ, nó có được cho mình cả một bức tranh tương đối gọi là trọn vẹn. Ngay nơi đây, thằng con trai cũng ngộ thêm ra một điều khi nhớ đến người Bà của nó: Bà yêu thương chồng con đến mức thuộc cả lịch sử gia đình, họ tộc và h3ưong quán Tiên Tổ để kể lại và nhắc cho con, cháu nhớ. Văn hóa Dân tộc truyền nối qua những lời Ru và Chuyện kể - Những người làm mẹ ngày nay có được cái Tâm như những người xưa chăng? Mà “Đời cua, cua máy; Đời cáy, cáy đào” thì lại cũng là lời dân gian vậy!


Cảm Thức

15:19, 2011-01-20


Sóng Hồng viết:
Nhiều khi những ý lớn,
Chợt đến lúc đi đường.
Cảm Thức (Emotion) và Cảm Trí (Intelligent) thường đi với nhau. Đọc, thì tạo ra Cảm thức và qua suy tư thì đưa đến Cảm trí. Kết quả là có những nhận xét, phản hồi khi đọc các trang bloggs. Chép ra đây để để ghi lại những suy tư có được khi trao đổi.
Các nhận xét được tập hợp lại từ các ý kiến của các bút danh khác nhau. Sau đây sẽ chọn ra những cái còn thấy thú vị; Theo thứ tự trên sau - dưới trước. Có thể ghi thêm những gì không tiện ghi ra trên bloggs thì cho hoàn chỉnh cái gọi là "trí hứng". (Chữ của Trịnh Hữu Tuệ)
 2011-05-07, Ngày giải phóng Điện Biên Phủ



02.07.2011
 Ảnh Đẹp
 Mến tặng những người đã và đang vượt „lục thập hoa niên“
 12:22, 2011-07-02

Lời Dẫn:
Định viết gửi „sở chủ“, nhưng thấy không nên. Vốn cũng có tìm hiểu nghệ thuật họa và ảnh (Nguyễn Quân đã bày chỉ cho), nên có tiêu đề trên.
Thì ghi nơi đây cho riêng mình vậy.

Quá nửa đời rồi:
Mắt nhìn trong khoảng hẹp,
Và sâu.

Phía rộng dài,
Là vùng đã khép;
Dành cho người đến mai sau!

“Ta bà - Tạp cư lục súc”;
Vẫn có đường về cõi Hạnh:
Bình Tâm trong Ánh Đạo Vàng.

---
Quá nửa                   Chữ (không chỉ) của Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo trong “Sông Quê

Tạp cư lục súc          Chữ của Nhà Phật
Cõi Hạnh                  Nhớ Lời Cha




19. 06. 2011
 „Bé Cái Nhầm“
 00:57, 2011-06-19

Trong bài viết „Tội ác rừng xanh“ (Nay không còn truy cập được vì hacker!), Thân hữu nói về thảm họa của Đất nước và sự băng hoại của Đạo đức, mình có phản hồi như sau (Có điều chỉnh một số điểm; Toàn bộ „hồ sơ“ vẫn được lưu trữ vì tính „đặc biệt“ của nó):

Hoàng Thư nói... Cân bằng hệ thống để ổn định và phát triển

Thưa bác (Trang chủ),
Tôi thấy đây là chuyên luận rất hay khi bác chú thêm câu „hậu quả của ‚thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn’“. Tôi sẽ suy ngẫm và muốn viết theo thành một chuyên luận.
Tôi xin ghi lại một số nhận xét có liên quan đã ghi trên một số Trang thân hữu thời gian qua.

*
Xem xét các vấn đề, tôi quan niệm cần nhìn nhận theo quan điểm „hệ thống luận“. Có nhiều mức độ của „hệ thống“ mà trên phương diện quốc gia thì cần bảo đảm đòi hỏi: Bền vững về cương thổ, Hoà hợp về văn hóa, tư tưởng – từ đó mà ổn định và phát triển. Giống như 1 PC, văn hóa là cái nền để phát trtiển tư tưởng thành một „hệ điều hành“ luôn cập nhật phục vụ phát triển là cơ sở tiên quyết cho ổn định và tồn tại.

*
Gốc nước (cộng đồng) là văn hóa, nó quyết định công cuộc dân chủ hóa. Tôi đã viết trên trang nguyentrongtao:
Cái ta cần để tiến tới xã hội dân chủ là kết hợp 3 công tác: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
Tóm lược:
Người dân nhìn thấy “dân sinh” có khá hơn một bước thì vui, là điều tất nhiên; Nhưng đó không phải là “dân trí và dân khí”. Dân trí và dân khí là cái nền chung của cả cộng đồng và Dân sinh là bức tranh toàn thể đất nước như một hệ thống sinh thái và kế hoạch phát triển tổng thể. Xét “dân trí” là xem cái cung cách giáo dục của quốc gia và tác dụng của nó đến đạo đức xã hội. Theo phương diện này, bức tranh dân trí là xám xịt. Xét “dân khí” là xem sự đồng thuận xã hội mà cụ thể là cách thức giải quyết những tồn đọng lịch sử để tiên tới có một ý chí chung (dứt khoát không phải do “chỉ đạo”) vệ quốc và kiến quốc. Xét “dân sinh” là xem kế hoạch kinh tế - kỹ thuật có phát huy và bảo vệ nguồn vốn tự nhiên lâu dài và bền vững. Ở đây, cách làm ăn chụp giật, “ăn sổi ở thì”, “bóc ngắn, cắn dài”, nhũng lạm phá của, ... đã cho thấy cần thay đổi tư duy điều hành, lãnh đạo.
Nghĩa là:
Những người nhận và giữ vai trò lãnh đạo quốc gia phải làm đủ 3 việc trên. Vấn đề „tội ác rừng xanh“ trước hết thuộc trách nhiệm của người điều hành. Về mặt „dân trí“ thì sự mất gốc về văn hóa đã dẫn đến mất đạo đức. Văn hóa Phật giáo như một yếu tố bản địa cùng các giáo lý khác đều chống sát sinh có lý do là sự cân bằng môi trường sống. Những phản hồi sau bài bao biện cho „hoàn cảnh tạo tội ác“ là sự nhìn nhận rất khiếm khuyết về văn hóa và đạo đức. Đổ cho lỗi „cung-cầu“ của kinh tế thị trường là sự hời hợt về nhận thức.

Do thời gian, xin tạm được dừng tại đây. Mong sẽ được trao đổi tiếp.
Kính bút.


Kế cách sau ý kiến đó có một phản hồi (Chỉnh sửa chút ít „chính tả“ và chú thêm):

NGUYỄN „DỪNG“ H. nói...

Anh Thư là người Tầu - quang tung (Quảng Đông) hay quang xi (Quảng Tây), pẩy tring (Bắc Kinh) hay quái quỷ... tôi không quan tâm. Tôi ứ hiểu những chữ "HỆ THỐNG LUẬN" - "CHẤN DÂN KHÍ" - "HẬU DÂN SINH"......... là cái chó gì (người dẫn nhấn mạnh). NHƯNG ANH THƯ nên hiểu: BỌ LÀ NGƯỜI RẤT HIỂU TIẾNG VIỆT, còn tiếng của con cháu TÀO THÁO thì bọ để cho con cháu TƯ MÃ HẬU hiểu - Nó là hậu duệ nhiều đời của TƯ MÃ Ý đang nhờ sống ở VIỆT NAM!

Cúc-cần (tra Google) bằng từ khoá “DỪNG” có thể nhận được thông tin (một số):
Nickname:       Dừng-KCT-ĐHV
Quốc gia:         Nga
Học vấn:          Đại học
...

Tạm như thề cũng đủ xin lỗi bác “ĐÈN”!
Và thêm:
Rằng KCT không lạ với người viết; Và cũng do tư duy theo cung cách “CT” nên mới phải/đến với “Hệ thống Luận”. Nhưng từ bất ký một lý thuyết nào, đã là một trí thức có tư duy chính đính, cần đạt tới cái đích là CỘNG ĐỒNG – Nhìn nhận và lý giải những vấn nạn thời cuộc theo cái cung cách “trí thức” (Trong tinh thần của cái tên chung; SỸ PHU). [“Độc quyền chuyên môn” của những trí thức hẹp hòi cũng nguy hại như “độc quyền chân lý” của các chính khách!] Vì “Tinh thần Sỹ phu” đó, bản thân người viết cũng đã mất ít nhiều thiện cảm với một cựu “CT” khác đã thành (đại) danh. Ngay tại đây, tôi xin lỗi vì những nóng vội mà viết chưa “thấu (hết) tình, đạt lý” với vị “thành danh” đó.

Có lẽ, nói về “kỷ niệm” thế này cũng là đủ.
Thời gian không nhiều; Xin được (và chỉ nên) tiếp tục chia sẻ cùng Thân hữu những điều gan ruột để được tinh tiến hơn.

Thật nhiều Thân mến.



 2011-06-17

 Bàn Về Sự „Bội Phản“
 Hay là: „Tùy Bút Ngày „Mất Mạng“


1. Lời Mở

„Mất mạng“, theo nghĩa kinh điển thì không thể „tùy bút“ (mà viết) được; Không phải là không còn mục đích „viết cho ai và viết để làm gì“ mà thực sự là không thể nào viết được nữa. „Mất mạng“ nói đến ở đây là „không vào được mạng internet toàn cầu“ để tìm nguồn tài liệu chợt đến và cần dẫn. Vậy bài viết này coi như là „viết vo“, giống (mà không hẳn) kiểu như mấy bác „tuyên huấn“ ngày xưa „nói vo“: Cứ „thao thao bất tuyệt (không dứt)“ hàng giờ đồng hồ. Thuở ấy, bàn về  những „người giỏi“ thì thường được nghe câu: Ông ấy nói cả ngày mà không cần giấy tờ gì cả; thế mới khiếp! Ấy gọi là thời của „tuyên huấnTuyên truyền và huấn luyện một chiều“, cứ „nói giỏi“ là thế nào cũng thành „người giỏi“, nhanh lên chức và có quyền; Nay thì sinh ra nhiều tiếng nói và kiểu nói khác nhau (cuộc sống cần thế và phải thế!) nên nảy nòi chữ „lề phải“ cố ý phân biệt những cái viết ra theo chỉ đạo để ăn lương với những tiếng nói tâm huyết không thể giấu cất mãi trong lòng.
Internet thì phải nói là „chuẩn không cần chỉnh“ (mặc dù vẫn liên tục được hoàn thiện): Có thể tìm được hầu như tất cả những gì cần cho tư duy (nghĩ suy); Từ bài thơ của Thiền sư „Quốc vận như đằng lạc“ (Vận nước như dây quấn) xa xưa đến hình ảnh mới đây của một bác đeo băng đỏ nói với thanh niên đi biểu tình chống hành vi ngang ngược của „bành trướng Tàu“: Thôi, về đi; đến đó làm gì? (Nguồn dẫn: „Thông tấn xã vỉa hè“ Ba Sàm; Chính cái sau này khơi gợi cho tôi viết về đề tài này: Cảm ơn „bác đeo băng đỏ“ và người chụp được bức hình!) …
Nhưng cũng có một điều bất lợi của internet, ấy là  nó tạo cho ta thói quen không tốt lúc „mất mạng“ thì hứng viết cũng kém đi ít nhiều: Thấy như trống vắng và thiếu hụt cái gì. Đó là tâm trạng của một kẻ chỉ có hứng thú „Lang thang trên  những nẻo đời (internet), / Mà coi thế sự đổi dời cũng hay.“ – Gọi là „tuyên ngôn“ thế, nhưng không phải „lang bạt kỳ hồ“; Sự thực trong một ngày, ngoài thời gian mưu sinh để tự sống và tự khẳng định cho niềm tự tin của mình, chỉ có thể lướt BBC để coi có gì mới (cũng chỉ mục „Việt Nam“ và dăm tin nổi bật), coi và đọc bài trên BoxitVN, Thông Luận để nghe những lời đĩnh đạc, đọc Ba Sàm để biết tin mới mỗi ngày trong nước cùng 3 Trang thân hữu (Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Xuân Diện) rồi vào, Đàn Chim Việt Info, Dân Luận để nghe tiếng than thở của „khúc ruột xa“; Còn nếu bạo và hăng lên được thì cũng chia sẻ cảm xúc trên 1-2 Trang thuận tiện, chớ cứ coi „Bấm vào đây để đi tiếp“ rồi ghé sát mắt vào màn hình mà điền những chữ và số như giun như dế hay „Ihre Meinung wurde erschein nach Genehmigung …“ để „mất hút con mẹ hàng lươn“ thì … đau hết cả người; „Ù té quyền“ thôi! – Cuộc sống không còn có được chút niềm tin vào nhau, lúc nào cũng khóa chốt ngôn từ và tư duy, thì còn ý nghĩa gì đáng để mất thời gian?...
Bất cứ hoàn cảnh và tình thế nào cũng có một giải pháp để „cải thiện tình hình“ và làm tốt hơn. „Nhật nhật tân; hựu nhật tân“ – Mỗi ngày phải có cái mới; thêm một ngày phải có thêm một điều mới – Cũng chỉ trong cái ý nghĩa đó mà thôi; Và không được như thế thì cuộc sống con người không thể vươn lên mà thoát khỏi cuộc sống chim muông, cầm thú chỉ biết sức mạnh của móng vuốt và đi theo một lề thói định sẵn (Chỗ này thì phải thừa nhận Ngô Bảo Châu cũng „hựu nhật tân“: „Đi theo lề là thói quen của những bầy cừu“!). Tôi đã cố theo cung cách như vậy và cũng có được những cái „tân“ (cải tiến) nho nhỏ để có thể coi như một nguồn động viên và sinh lực cho cuộc đời thêm lạc quan mà tự đắc trong tâm hồn…

*
Tôi nhìn nhận rằng nhận thức là một quá trình bắt đầu bằng những cảm thức (Emotion) con người nhận được từ cuộc sống để từ đó khởi động những hoạt động tư duy luận lý (logical thinking) trong não bộ nhằm đạt tới những tri thức (Intelligence) có tính dẫn dắt cho cá nhân trong hoạt động thực tiễn. Quá trình đó không ngừng nghỉ và được tiếp sức để nâng cao thông qua trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ và chữ viết (là cái chỉ con người mới có) – tiến trình biện giải và phản biện; Cũng có thể coi là „đức“ của con người nằm trong „đạo“ của tự nhiên – mà cái đích cuối cùng phải là đạt tới và nâng cao thành „tư tưởng, nhận thức của cộng đồng, dân tộc, quốc gia“ phục vụ cho tồn sinh và phát triển.
Xin dẫn 2 thí dụ để bàn tiếp:
Có 2 câu nói đơn giản mà tôi tâm đắc:
Dân chủ là để người dân được mở miệng.“ (Hồ Chí Minh), và
Chúng ta không chờ thiên nhiên ban phát cho mình, mà nhiệm vụ của chúng ta là phải giành giật lấy“ (Mitschurin; Câu thứ hai  này là một dòng thuộc lòng của những học trò phổ thông; Gắn vào đây là để thấy việc „thuộc lòng, học vẹt“ cũng không vô ích nếu tiếp tục trăn trở với nó.)
Chúng ta bắt đầu bằng chữ „Mở miệng“: Đó là hành động „phát ngôn“ – dùng tiếng nói và chữ viết. Khung nó trong phạm vi „dân chủ“, người nói câu đó muốn chỉ ra cái khác giữa „dân chủ“ và „độc tài“; chữ „để cho“ đã giới hạn câu nói trong phạm vi chính trị. Sự thực, như trên đã nhắc tới, „ngôn ngữ hay tiếng nói“ thuộc về đặc tính của con người và vì thế nó phải được xét trên bình diện cao hơn; Nó thuộc về „đạo“. Về nguyên lý, tất cả những gì thuận theo „đạo“ thì tồn tại và phát triển, chống lại „đạo“ thì hư hoại và diệt vong. Đạo mênh mông, trùm khắp mà con người thì ít khi nhìn nhận cho đều và hết; thế là chỉ biết đặt ra từng khúc mà xem xét – Việc đó cũng là tự  nhiên và hợp lý. Hành theo đạo, con người phải luôn nỗ lực và tận dụng tất cả những gì tự nhiên đã trao tặng và thành tựu cho, để không phụ lòng Mẹ Vũ trụ: Làm, nói và học để kiến tạo thiên nhiên trong đó cuộc cạnh tranh giữa con người với nhau cũng không kém phần khốc liệt so với cuộc đấu tranh với thiên nhiên. „Giành giật lấy quyền mở miệng“ là cuộc đấu tranh như vậy.
Xin xem xét một cách ngắn gọn (vì một cuộc trao đổi với đương sự đã tiến hành quá ngắn nên thông tin chưa được nhiều): Khi những người sinh viên ở Praha làm những „Bản tin Sinh viên“ đầu tiên, cái bản năng „nói“ đã thôi thúc họ „Mở Miệng“ để viết về những nhìn nhận cuộc sống không thể chứa mãi trong lòng. Khi những người trí thức ra đi từ miền Bắc viết những trang báo giấy „Đàn Chim Việt“ đầu tiên trên đất Ba-Lan (bị „các anh“ sứ quán thu hủy và đe dọa!), họ muốn khẳng định quyền được nói. Khi những nhà văn thành danh và có tâm huyết, sau những ngày vất vả mưu sinh, cặm cụi thâu đêm suy tư để viết trên mạng ảo những trăn trở về câu hỏi „Người Việt Nam Là Ai? – talawas“, họ khẳng định bản năng tư duy luôn hiện hữu. Một Tiến sỹ sinh vật học vặt óc khảo và viết về „chủ nghĩa Marx“ để mong mỏi cùng „đi theo tấm biển chỉ đường của trí tuệ“; Một nhà báo „cộng sản“ kỳ cựu phải ra đi đến chốn có thể yên thân để gửi gắm những bông „Hoa xuyên tuyết“ tới các bạn trẻ, Một nhà văn chiến binh cố chạy thoát để viết về những tối đen của „Đêm giữa ban ngày“, Một nhạc sỹ cao niên từng „đội mũ ca-lô nhập cùng đoàn người đi giành Độc lập“ và „viết cho đời những bản hùng ca“, trong sớm mai (tháng Chạp, năm 2007) đã cùng tuổi trẻ xuống đường phản đối giặc Tàu lấn cướp Hoàng Sa, Trường Sa để tiếp tục những dòng viết tràn đầy khí phách… Tất cả đều theo tiếng gọi của lương tri và lương năng hướng về mong ước ĐƯỢC NÓI và ĐƯỢC LÀM NGƯỜI.
Hôm nay, cuộc sống đã tiến những bước dài: Những BauxiteVN, Anh Ba Sàm, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Quý … đã kiên cường và khéo léo cất lên tiếng nói đầy tâm huyết giữa quê hương ca ngợi những bé em dương cờ Việt Nam và biểu ngữ đi giữa đường biểu tình chống bọn Bành trướng Tàu.


Đi biểu tình cô chú ơi!

Tại sao phải „kiên cường và khéo léo“? Bởi còn những tướng công an “tự hào vì đã phá tan hơn 300 Trang mạng”; Vì còn những vị „tai to mặt lớn“ nhất quyết rằng „Việt Nam không cần có đa nguyên“ và đất nước, biển trời „vẫn không có gì biến động“ trong … vòng kim cô „16 chữ vàng“ „4 tốt“!!! – Phải kiên cường và khéo léo để để tiếng nói của con người vẫn tiếp tục „mở miệng“! Nhưng cũng chính trong sự „khéo nói“ ấy đã bao gồm sự „khéo nghĩ“ mang bản chất trí tuệ Việt Nam: Khắp nơi, trên mọi phương diện và khía cạnh. Ấy là tôi nghĩ đến sự kết hợp và đan chen nhuần nhuyễn các tiếng nói của người Việt khắp suốt năm châu. Trong cuộc sống như màn đêm, người Việt phải bước ra đi để có thể „nói“; Có thể rất cá nhân nhưng đều nằm trong cái bản năng chung là yêu Đời và yêu Nước để tới hôm nay có thể „chụm lại thành hòn núi cao“ tiêp tục ước mơ khẳng định sức sống của Việt tộc. Sức phản biện với trí tuệ và trong tinh thần „người trí thức“ là công cụ chống lại mọi sự „phản bội và phản loạn“ của những thế lực vị kỷ và đen tối.
Việc nhìn lại để xem xét những điều „trái mắt“ cũng là cần thiết. „Mất mạng“ chính lại  là cơ hội giảm bớt hoạt động sôi nổi của Cảm thức và dành tâm lực cho hoạt động quan trọng kế tiếp là Nhân thức (Cũng có thể coi là „nghệ thuật tập trung và thư giãn tư duy – Konzentration und Ralaxation“ rất quan trọng trong công việc suy nghĩ. Cơ sở của nó nằm trong cấu tạo và sự phân nhiệm các vùng khác nhau của não bộ). Tha thẩn dùng ít thời gian ngẫm viết rồi mong có chút gì để sớm đến „Cafe Internet“ gặp lại thân hữu mà hàn huyên. – Mong, mà không hề muốn vội vã vì chỉ cần có chút ít „lòng mong“ cũng đã cho ta „hy vọng, niềm tin“ và sinh lực nhiều lắm!
Xin gửi tới quý Anh, Chị sự nhìn xét lại nhận thức của cá nhân này như sự chia sẻ, cổ vũ và đóng góp nhỏ bé trong không khí dạt dào tình yêu nước của những giòng máu Việt.
– Rất hy vọng và mong mỏi được góp ý và chỉnh sửa.


 01-06-2011

 Lòng Yêu Nước Của Dân Ta
 06:21, 2011-06-01

Hồ Chí Minh:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước; Đó là truyền thống quý báu của ta.
Từ trước đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, thì lòng yêu nước đó lại kết thành làn sóng nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước.
(Ghi theo „học thuộc lòng“).

Thưa Trang chủ và quý vị,
Đây lại là một bài viết kịp thời và tâm huyết của Tác giả. Tôi cảm nhận điều đó ngay từ khi đọc tiêu đề; tuy nhiên vẫn nén lòng để dành thời gian suy ngẫm. (Lưu ý: Trong khi xúc động, một số “cây bút lớn” vẫn nhầm “dành dụm” và “giành giật”. :-)!)
[Bài nguồn: ...]

1
Sự việc là nghiêm trọng, nhưng tôi vẫn lưu ý phát biểu của Thiếu tướng (AD, nghỉ hưu) Lê Văn Cương (viện nghiên cứu chiến lược): Sau khi khẳng định “chủ quyền quốc gia là tối thượng”, ông Thiếu tướng dự đoán: “từ nay đến 2020, Trung Quốc vẫn ‘diễn’ tiếp mấy trò như vừa qua”.
Qua Anh Ba Sàm, tôi đọc được đoạn bình rất hay của Chị Trần Thanh Vân (do một bạn trích dẫn): Ta chẳng mong chiến tranh, ta rất yêu hòa bình và muốn giữ gìn tình hữu nghị với nhân dân TQ. Nhưng nếu chúng nó láo quá, nếu đụng độ, đổ máu, súng nổ… thì nhân dân ta, quân đội ta sẽ dẹp gọn bọn thân Tàu trước khi ra chiến trương”. Theo thông tin, tôi không tìm được nguyên bản lời nói; nhưng đọc một bài của Hiệu Minh thì thấy một kết luận hay: „Gây chiến bao giờ cũng yếu“. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/07/090701_biendong_comment.shtml
Sự lo lắng của quý bạn về hiện tình là có cơ sở. Vậy chúng ta có thể nhìn nhận tình hình thế nào cho sáng tỏ thêm?
Xin được trình bày đôi điều thiển kiến.

2
Xác định có „bọn cướp nước“ và „bè lũ bán nước“ là xác định thực tế lịch sử và xã hội. Khi xã hội loài người phát triển để có giao lưu từ cục bộ đến toàn cầu thì sự nảy sinh những nhóm lợi ích là tất yếu. Nhưng trong việc phát triển đó, và để bảo đảm cho nó, điều khẳng định „chủ quyền quốc gia là tối thượng“ cũng là chân lý. (Cơ sở lý thuyết xin bàn sau.) Như vậy thì cuộc đấu tranh giữa tồn tại và phát triển luôn diễn ra trên 2 phương diện là „nội quốc“ và „ngoại bang“ trong đó „lòng yêu nước“ là lý do và cơ sở quyết định cho tồn tại và phát triển.
Trong một bài tìm hiểu về bản chất chủ nghĩa bành trướng (Trung Hoa), tôi đã có suy nghĩ: Có 2 hình thức „giao lưu“ quan trọng của loài người: „Giao tranh“ và „giao thương“. Trong khi „giao tranh“ (chiến tranh, bành trướng) gắn liền với dã man và phản văn/tiến hoá đang bị loài người lên án, thì giao thương như một giải pháp tiến tới toàn cầu hóa đang được cổ vũ…  „(Gây) chiến tranh bao giờ cũng yếu“ chính là vì thế. Nhưng cũng trong bài trên, tôi cũng nhìn nhận: Nhưng loài người hình như chưa chán „trò chơi đổ máu“ (chiến tranh); Chúng ta chỉ còn hy vọng vào thời gian chăng? (để trải nghiệm và để trí tuệ con người đủ lớn khôn!)
Nhân dân Việt Nam quá rõ và cũng quá đủ kinh nghiệm trong chiến tranh vệ quốc; Và như vậy, cũng có đủ kinh nghiệm đối phó với 2 thứ „thù trong, giặc ngoài“, như nêu ở phần trên. Xin post lại 2 ý kiến đã gửi trên Anh Ba Sàm:
Tiêu Diệt „Việt gian“!
Có nhiều tin hay; nhưng xin góp lời cùng ý kiến này trước.
Ta có câu “chống thù trong, giặc ngoài” là có lý (logic) và có truyền thống lịch sử.
* Đời Trần, những bọn theo giặc đã hoặc chưa lộ ý đồ đều được theo giõi sát và diệt trước khi bắt đầu ra quân chống giặc.
* Kinh nghiệm Cuba chống cuộc đổ bộ của Mỹ cũng là tóm tất cả những bọn “gian” trước.
* Bản thân người Tàu cũng không bao giờ ưa thứ “phản chủ” – Tào Tháo giết Lã Bố cũng trong lý đó.
* Tôi vừa được đọc bàiThoát khỏi cái bóng Trung Hoa” – Đây là thời cơ tốt chăng, cho một Dân tộc Việt Tự chủ, tự cường?
Trân trọng.

Nghĩa Nhân Đại Việt
Nhưng đã nói “Lịch sử” thì cũng cần thêm:
Văn hiến Việt Nam xác định:
Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
Đem nghĩa nhân mà thay cường bạo.
(Nguyễn Trãi)
Đời Trần, sau thắng lợi cuộc chống Nguyên (Tàu), nhà Vua đã cho đốt các hòm thư lưu trữ thư từ “thông giặc” của “việt gian”. Truyền thuyết Việt về 99 voi quay đầu về đất Tổ mà vẫn lưu chỗ cho 1 con phản chủ còn đất sống trong ngôi nhà Đại Việt. Đây cũng là cơ hội cho “việt gian ‘từ trung ương đến cơ sở’” – Nếu biết “hồi đầu thị ngạn”.
“Nước họa, biết tôi trung” – Con dân Việt lại tìm được tiếng nói chung trong suy tư về Tổ Quốc!
Thân mến.

3
Tạm kết
Để ngắn gọn cho một „phản hồi“, xin được thêm một ít dòng:
Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn“ là chân lý tồn tại và phát tiển của Đại Việt. Trong tinh thần Nhân Nghĩa và Nhân văn đó, chúng ta tự tin để coi xét lòng người. Nhân dân Trung Hoa, nếu trong phút giây mê muội nghe theo bọn bành trướng bá quyền, cũng sẽ qua thực tế lịch sử mà hiểu rằng tính hoà hiếu và kiên cường của người Việt là có chuẩn mực, đã được lịch sử thử thách và khẳng định. Nhân dân Miến Điện là dân tộc theo đạo Phật gốc cũng sẽ minh định được điều chân lý.
Đối với nước Trung Hoa, tôi vẫn chờ để chiêm nghiệm dự đoán của Chi KTS Trần Thanh Vân về „chiếc bánh Sandwich Tàu“. Chúng ta không chờ mong sự đổ bể và bất hạnh cho bất cứ ai; Nhưng bất cứ ai cũng phải học và trải nghiệm (đắng cay) để làm được một giống người khác loài súc vật.

Tự tin và tự cường. – Đó là niềm tin và hy vọng.

Trân trọng. (Cẩn bút)

PS.:
* Tấm hình „Không quân Việt Nam“ rất hay và có ý nghĩa!
* Cần cập nhật thông tin: Binladen ngày nay cũng là một kiểu „Lã Bố Tàu“! – „Làm đĩ 2 phương“ thì không còn phương để „phò“ nữa!



 00:01, 2011-05-31
 Niềm Vui Thân Hữu

Phi lộ:
Đọc bài này thì vui thích lắm: Trang nhà Nguyễn Hữu Quý đăng tải một phản hồi (thơ) thành bài chính với lời giới thiệu thật thân mến và … chiều chuộng. Quá cảm động về Tình Thân Hữu nên dón dén mà chưa viết trên đó lời cảm ơn. Đăng lại toàn bộ trên đây như một kỷ niệm quý.
Rau già khéo nấu thì ngon,
Blog già còn BẠN thì còn NIỀM VUI.
Thân ái.

Bạn đọc viết: Nắng thao-trường

Thứ hai, ngày 30 tháng năm năm 2011
Sau đây là nội dung comment của bác Văn Đức trong bài: Lịch sử vẻ vang; và một bài mà bác Phi Vũ gửi tặng chủ Blog trong ngày 30/5.

Đội hình Lịch sử
Thưa Trang chủ và Tác giả,
Bài viết rất có ý nghĩa, trong những ngày này.
Tiếp nối suy tư, xin gửi đến quý Bạn một bài viết từ năm 1979 - Khi chúng tôi đáp ứng tiếng gọi "Tổng động viên chống Bành trướng Trung Quốc" đã tham gia Quân đội với những bài học đầu tiên là "đội ngũ". [Những cảm giác trực quan nên có thể chưa tròn đẹp.]
30.5.2011
Văn Đức

(xin giới thiệu Blog Hoang Long Thư Quán của bác Văn Đức, bác nào mà hay suy ngẫm theo lối triết học, thì đàm đạo với bác Văn Đức rất hợp đấy nhé).

Nắng thao-trường
Tháng Tám, 1979

Nắng Thao-trường nung đốt những làn da,
Mồ hôi thấm ướt đầm quân phục;
Nhưng đoàn quân vẫn đều nhịp bước,
Một, hai,... Một, hai ! ...
Đội ngũ chỉnh tề.

Tiếng hát trầm hùng theo nhịp chân đi,
Bài ca nhắc về những trang oanh-liệt;
Thuở đất trời, bóng thù mờ mịt,
Trăm vạn bàn chân gọi nhau đi giành lại non sông.

Một, hai!... Một,hai! ...
Những bàn chân nữ binh Trưng-vương,
Rầm rập xông lên, năm 40 lịch sử;
Chín quận Cửu-Chân hợp thành bão tố,
Quét sạch quân thù, rửa hận ngàn năm.

Những bàn chân kiên cường trân ải Chi-Lăng,
Đĩnh đạc, trầm tư bên sông Đằng sóng vỗ,
Xoài Mút, Rạch Gầm, Đống Đa đỏ lửa ...
Thần kỳ bước chân dân Việt, trời Nam !

Nước mất, nhà tan, hận uất trăm năm,
Những bàn chân không bao giờ ngừng nghỉ:
Gia-Định, Hương-Khê, Thăng-Long, Yên-Thế ...
Chuyển đất, rung trời, điên đảo lũ xâm lăng.

Dưới ách kẻ thù cuộc sống tựa đêm đen,
Những đám lửa Nghĩa-binh sáng lên rồi lại tắt.
Máu chảy, đầu rơi ... Những bàn chân vẫn bước,
Tìm một đường đi, hướng một lối ra...

Và một ngày, Đất Nước lại về ta:
Non sông Nam, người Nam làm chủ!
Mỗi tấc đất quê hương đều có máu tiền nhân nhuộm đỏ,
Cháu con ghi lòng, không để thẹn với ông cha.

Nắng thao-trường nung đỏ những làn da,
Nhưng đoàn quân vẫn chỉnh tề đội ngũ.
Chúng ta đi trong Đội-hình Lịch-sử,
Dưới lá Quân kỳ bách chiến quang vinh.

---------------------------------------------------------------,

Trung Quốc dẹp đi mộng bá quyền

Trung Quốc dẹp đi mộng bá quyền
Hãy xem lịch sử của nước ta
Thoát Hoan bỏ chạy ôm đầu máu
Liểu Thăng chết chém ở Chi Lăng

Đống Đa mồ của quân xâm lược
Bạch Đằng máu chảy đỏ dòng sông
Nhục xưa hãy nhớ đừng quên nhé!
Lịch sử oai hùng của nước Nam

Phi Vũ
05/30/11


------------------
*****,



 2011-05-29
 Dân tộc không thể chết!



Kính tặng Bác Tô Hải, 
Người-chiến-binh-già với trái tim nhân bản và khối óc minh triết.
Cảm nhận khi đọc “Phấn đấu kí số 27

"… Ta nghe một trái tim đang nhỏ máu,
Tráỉ tim từng rung cho đời những bản hùng ca …”

1


Ta nghe máu ào chảy trong trái tim Người-Chiến-Binh-Già,
Máu ấy chảy từ tráng niên đội mũ ca lô đi giành Độc lập;
Trái tim ấy vắt thành lệ cho cuốn sách cuộc đời: Hồi ký một thằng hèn,
Phải bươn trải sống qua những ngày tối đen tạo nên bởi những người từng là đồng đội.


Ta nghe một trái tim đang nhỏ máu,
Tráỉ tim từng rung cho đời những bản hùng ca:
“Các ông, ...”
– Ấy là lời đau xót, đắng cay lay tỉnh những con người lầm lạc,
Rất sáng trong và chan chứa nghĩa tình!


2


Chúng cháu,
Kém Bác gần hai mươi năm tuổi,
– Đã là thế hệ khác;
Nhưng vẫn hiểu những gì là đạn bom, tem phiếu với xếp hàng.
Sắp đi hết cuộc đời mới tìm hiểu ra:
Có quy luật thường tồn,
Nhân Dân là vĩ đại.
Nhưng trái tim của chúng cháu còn quá hẹp để thương những người lầm, lạc,
Như Bác vẫn còn thương. 


3


Cho chúng cháu nắm tay Bác để cùng chia sẻ niềm tin,
Về sự trường tồn của dân tộc Việt:
Một dân tộc có những bậc cao niên,
Sát cánh cùng tuổi trẻ chống lại kẻ thù,
Khi chúng chiếm những hải đảo xa và vùng biên viễn...
Khi giặc dùng mẹo lừa để đặt chân lên miền đất hiểm,
Thét lời: Phải đuổi chúng ra!

Một Dân tộc có ức triệu con dân yêu Nước - thương nhà,
Dân tộc ấy không thể chết!

 
Ghi chú:
Bài được tiép tục hoàn chỉnh, sau khi coi lại những hình ảnh “Tháng Năm Thế Hệ trên Anh Ba Sàm. (16:46, 2011-05-30)

 

 2011-05-27

 Thế Sự Thi
22:18, 2011-05-27

 
Nghĩa Nhân Đại Việt
Đọc tin Biển Đông, có ít giòng cảm nhận;
Xin ghi tặng quý bạn.
Thân mến.
21:59, 2011-05-25

Giặc bắc điên cuồng giữa biển khơi,
Cướp chốn sinh nhai của giống nòi;
Ngàn năm bản chất không dời đổi,
Láng giềng“ – Nhân nghĩa chỉ bờ môi!

Lòng lang dạ sói, ai cũng rõ,
Vuốt nhọn nanh to, dọa dẫm người;
Bạo ngược vốn nòi quân đại Hán,
Hung tàn lăm nhóm lửa đốt trời!

Nghĩa nhân Đại Việt bao lần tỏ,
„Vô đạo vi vong“ đã dạy rồi;
Nếu phải một lần „chồn ngựa đá“,
Cũng quyết noi xưa, giữ đất trời!

Ghi chú:
Nhóm lửa đốt trời” – Phương ngôn Đại Việt nói:
Cả gan cầm đước đốt trời,
Trời cao không cháy, lửa rôi chân mình.
Vô đạo vi vong” – Thêo tinh thần “Bình Ngô đại cáo”:
“Lưu Cung tham công bị thất bại,
Triệu tiết (Triệu Đà) muốn lớn phải tiêu vong.”
Chồn ngựa đá” là chữ của Vua Trần Nhân Tông:
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.”

„Bầy Sâu“ - Hỏi và Đáp
[Cảm thức ghi nhanh]

„Một bầy“ là bởi tại đâu?
Có „sâu“ vì có „gien sâu“ mới thành!
Vì đâu Đất nước tan tành?
Quan THAM, lại NHŨNG, ô danh giống nòi!

Gốc DÂN đã mất đi rồi,
ĐẠO tan, ĐỨC nát ắt lòi sâu ra!
Khi còn nghĩ đến ông cha,
Còn nhìn Đất, Nước – Cũng là còn may!

Buông dao – thành Phật“, cấp thời!

Lời bình:
Nặc danh nói...
Tại sao bác Văn Đức không bắt chước nhóm boxit bằng cách viết kiến nghị về việc sâu bọ nhỉ, rồi gửi cho Ô Trương Tấn Sang - con sâu khủng nhất nhì đám sâu.


 2011-05-27

 Anh Thư
 16:54, 2011-05-27 

Lời Dẫn:
Tôi đặc biệt thích lối viết và cách dùng từ của Đoan Trang.
Ghi lại một nhận xét sau khi đọc một bài mới của tác giả này.



Chào Chị Đoan Trang!
09:42, 2011-05-27

Tôi trân trọng những trang viết, nên gọi Đoan Trang là “Chị”.
Đoan Trang viết không nhiều như Người Buôn Gió; Nhưng cái văn phong của ngòi bút sảng khoái, tự do và đầy trí thức theo cái tinh thần “trí giả nhạo thủy” (Người “trí” thì linh động và đầy khắp như nước) luôn tạo cho người đọc hứng khởi của nhận thức. Tôi cũng chứa “Tam quốc chí” và “Đông Chu liệt quốc”; Đọc để mà “so đi sánh lại, xem trước hiểu sau” (Lời Cụ Hồ, đoạn tiếp là: Đó là cách tìm ra chân lý của nhân dân.) thì mới thật là ý nghĩa và có ích.
Đoan Trang có tấm ảnh đẹp với mái tóc làm nhớ đến hình ảnh “Kim mao sư vương”. – Xin Chị tiếp tục những lời “sư tử hống” trên văn đàn!

Nhưng văn không chỉ được nhìn từ KHÍ (giọng điệu), mà cái chính là từ CHẤT.
Tôi thật khoái cách dùng từ của Chị khi đọc được những chữ dân dã mà phổ thông khi bình về các bác “lề phải”: Gớm, làm gì mà các bác cứ thượng (phóng đại) lên như thế!) (Bài về ông Duy Quát tham gia diễn đàn thanh niên). Bài nhìn nhận thế trận 2 “lề” trong vụ Cù Huy Hà Vũ cũng thật tinh nhạy và kịp thời.

Phan Bội Châu viết trong “Hậu Trần dật sử” (lời một nhân vật nam):
Bình sinh, tôi kính trọng hai loại người là Anh hùng và Mỹ nhân.
“Anh hùng” là nói cái đẹp về trí tuệ và khí phách. Anh hùng và Mỹ nhân đều là sản phẩm tinh hoa của tạo hóa. Không có những con người đó, cuộc đời buồn chán biết bao?!

Xin gửi những lời này đến quý vị và Đoan Trang; Chúc Chị Khỏe và Vui.

Trân trọng.


 Chia Sẻ
23:34, 2011-05-07


Ẩn trong mây núi“ là người,
Mắt xanh ngơ ngác, nụ cười có đâu?
Tuổi thơ đã quá u sầu,
Càng thương Đất nước, càng đau nhân tình!

Nguồn ảnh: BBC Tiếng Việt (Chuyên mục H’mong)



 2011-05-04



 Dân tộc không thể chết! 





 Thêm chút suy tư…
 09:37, 2011-05-03

Đối với người đọc như tôi, có lẽ 3 Trang nhà sau là hết sức đủ cho một ngày: Anh Ba Sàm để coi TIN; Nguyễn Trọng Tạo để (xem những sự) TỨC (uẩn khúc tình đời) và Nguyễn Hữu Quý để BÌNH (com-măng thoải mái, như yeunuoc nói. :-)!)

*
Về phản biện, xin ghi lại 2 nhận xét mà tôi cho là lý thú:
Sóng Hồng (nhớ lại, nên chưa có nguồn chính xác):
Trăng kia khi khuyết, khi tròn,
Tinh thần phản kháng/biện vẫn còn trờ trơ.
Và Nguyễn Minh Châu (dẫn cả đoạn, theo Bùi Minh Quốc:  
Trích:
Nhà văn Nguyên Ngọc, sau khi đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm đã qua hình ảnh người con gái trí thức anh hùng này mà nghĩ về người trí thức, viết rằng người trí thức là người “vừa sống vừa luôn biết tự quan sát mình, quan sát sự sống cách sống của mình, luôn tự thẩm định mình, luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi về tư cách sống của chính mình”. Tôi hiểu, cái tư cách sống ấy của người trí thức, hay cái tiêu chí hàng đầu phải có để được coi là trí thức không phải là bằng cấp mà phải là bản lĩnh suy nghĩ độc lập, là cái năng lực biết gọi đúng tên sự vật, cái ý chí kiên quyết giành và giữ lấy quyền tự do nói lên công khai những hiểu biết của mình bất chấp mọi hiểm nguy. Như Galileo: “dù sao, nó (trái đất) vẫn quay”, dẫu cho Bruno bị lên giàn hỏa và Galileo bị lưu đày. Nói đến tư cách sống của người trí thức, không thể không nhắc lại ở đây lời của nhà văn quá cố rất đáng kính Nguyễn Minh Châu: Làm thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách” (Trích thư gửi nhà thơ Nguyễn Trung Thu, tháng 4.1988).
Hết trích.
[Câu của Nguyễn Minh Châu, người dẫn nhấn mạnh thêm. Cũng có thể nối điêu: Làm người có suy nghĩ vào lúc này mà thiếu khả năng phản biện thì không có tư cách trí thức.]

*
Bùi Minh Quốc đã viết nhiều suy tư về vấn đề này. Giở lại nguồn tài liệu cũ, xin thêm một lần thân mến cảm ơn talawas:
Chín năm làm một „tala“,
Gửi hương cho Gió, để hoa cho Đời.

*
PS.: „Phản biện“ có thể xem xét ở „giáo dục“, nhưng cơ bản nó vận động trong và cùng „tư duy“.
(Lời đáp cho một nhận xét của một độc giả.)

 Ngôn luận tự do
 là nhu cầu không thể cấm cản của cuộc sống.

Nghĩ, nhân „Ngày Tự do Báo chí“ - Ba tháng Năm
Văn Đức 2010 04/05/2011 lúc 6:26 sáng, Phản hồi thứ 56 “Tin thứ Ba, 3-5-2011”

Tôi đồng ý với nhận xét của Trang chủ về Kami: „Tưởng như người viết … từ trên trời rơi xuống.“ Tôi nghĩ nhận định của Kami là hời hợt và thiếu tư duy lý trí.
Sự thực là tư duy ngôn luận có những chuyển biến khá lớn trong khoảng thời gian không quá dài so với lịch sử. Tôi quan sát để nhìn nhận (dù chưa có hứng thú viết như sự tổng kết) rằng những cố gắng cho việc ngôn luận tự do hơn đã manh nha từ gần 30 năm nay với những bản tin của sinh viên Đông Âu, những trang mạng (Web Site) có chuyên môn và tập hợp những cây viết có nhiệt tâm cũng như trình độ lý luận cao của người Việt (khá nhiều có xuất xứ từ „miền Bắc XHCN“) đã đóng vai trò khơi mào và định hướng. Không muốn nói kết quả ngôn luận khá tự do (với phương tiện cực kỳ hiệu quả là internet) ngày nay của các bloggger trong nước là kết quả những nỗ lực của quá trình đó, nhưng vai trò „khơi mào“ là có thể khẳng định.
Sự thực là trào lưu ngôn luận hải ngoại đã chững lại với những lý do nội tại trong khi trong nước thì có những khởi sắc đáng phấn khởi, nhưng sự tương liên giữa trong và ngoài là tự nhiên và tất yếu. Đó là cơ sở cần thiết cho sự trưởng thành về tư duy của người Việt nói chung, bất cứ là ở đâu.

PS.:
Cổ nhân không sai: „Thức lâu mới biết đêm dài, …“. Một số cây viết ban đầu tỏ ra rất chính trực và cứng tay nghề; Nhưng (đến một thời điểm nào đó) nhìn toàn cảnh thì không phải như vậy.
Tôi đọc tin, viết nhận xét rồi đọc (thêm 3 nhận xét cùng chủ đề) thì thấy mình suy nghĩ cũng … không đến nỗi nào.

Chúc Anh Ba Sàm „Luôn Mạnh“, nhân ngày Ba tháng Năm.
Thân mến.


 2011-04-28
 Nguyễn Anh Tuấn
 –  Kế (không dùng „hậu“) Cù Huy Hà Vũ
 23:50, 2011-04-28


161 phản hồi tới “495. Đơn Tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn”

  1. Văn Đức 2010 đã nói, 28/04/2011 lúc 5:23 sáng
Phản biện không phải „lật đổ“ hay làm „rối loạn“.
Hai ông Nguyễn Xuân Kiên (Tiến sỹ nghành gì?) và Hoàng Xuân Phước (tôi nghe quen tên nhưng chưa khảo google để rõ về ông này) định đánh lạc hướng một cách vô lý và … vô duyên! Ông Kiên mở đầu cộc lốc: „Xin nhớ rằng, …“ để nhắc cái điều có từ thuở … hồng hoang là „nhân vô thập toàn“. Con người từ nhận thức „vô thập toàn“ đó đã tiến lên bằng trí tuệ qua việc nghiền ngẫm, trao đổi, học hỏi chớ không phải áp đặt bằng những cách thức và công cụ thô thiển kém vệ sinh. Công việc học hỏi và nâng cao trí tuệ đó chỉ có được bằng việc thừa nhận tồn tại những ý kiến khác biệt trong cộng đồng dân tộc chớ không phải áp đặt ý tưởng của một nhóm người duy ý chí và giải quyết tranh luận, phản biện bằng cách bỏ tù những ý kiến phản biên. Ý kiến của ông Phước quá thô sơ khi cố ý đẩy các mô hình nhà nước dân chủ pháp quyền với „tam quyền phân lập“ cho phương Tây. Đã viết rằng „trong triết học nói rồi“ mà lại quay về sự làm việc duy ý chí của một nhóm „vua tập thể“ (Nguyễn Văn An) thì ông cũng chẳng khác gì „con kiến“ leo „cành cụt“!
Tôi đã chứng minh „mở rộng dân chủ“ là tư tưởng của Trần Hưng Đạo như một quy luật của sinh hoạt xã hội; Và đó thực sự là tinh hoa tư tưởng, văn hóa thuần Việt. (Tôi cũng có thể dẫn thêm các ý trong tư tuởng Hồ Chí Minh trong vấn đề này.) Lẩn tránh những điều chân thực này là ngụy biện và dối trá.
Thanh niên sinh viên Nguyễn Anh Tuấn thể hiện qua hành động của mình một tầm trí thức cao và một tâm huyết lớn đối với nhân dân và tiến bộ. Phản biện để mà tiến bộ, để tốt hơn thì không phải „lật đổ“ hay làm „rối loạn“. Mặt khác, nếu „lật đổ“ những điều xấu xa tồn tại quá lâu và đã gây quá nhiều tác hại thì cũng đến lúc nên nghĩ đến. – Chính là tham những và lộng quyền đang làm cho cuộc sống người dân rối loạn.
Cách suy nghĩ của 2 ông vừa nhắc trên (ông Kiên và ông Phước) thể hiện sự nghèo nàn về tri thức và văn phong thể hiện sự coi thường nhận thức văn hóa của người dân thì chỉ làm thấp tư cách mình và những người mà 2 ông muốn bảo vệ.

 

230 phản hồi tới “495. Đơn Tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn”

  1. Văn Đức 2010 đã nói, 28/04/2011 lúc 2:43 chiều
Trao đổi nghiêm túc.

Thưa Anh Ba Sàm và quý vị,
Tôi dừng theo dõi từ ý kiến của „công an viên Hà Nội“ thì nay trở lại đã thấy có trên 200 nhận xét. Đã có ý kiến đề nghị cần trao đổi nghiêm túc và tôi tán thành vì đây là vấn đề thực sự nghiêm túc từ những suy nghĩ chín chắn của Anh Nguyễn Anh Tuấn và việc làm cẩn trọng của Anh Ba Sàm.
Tôi cảm ơn những chỉ dẫn nhanh chóng để có thông tin từ internet về những nhân vật như ông Nguyễn Xuân Kiên. Xin đề nghị Anh Ba Sàm đưa mục này vào một vị trí thời sự đặc biệt để tiện trao đổi tiếp và không bị „chìm“ đi do những tin tức thường ngày.
Cũng do tính chất đặc biệt của vụ việc mà nhiều ý kiến nhìn nhận việc làm của Anh Nguyễn Anh Tuấn sẽ có hiệu quả và hậu quả, việc trao đổi thẳng thắn và nghiêm túc cũng là cần thiết như sự ủng hộ tinh thần và lý lẽ cho Anh Nguyễn Anh Tuấn; Tôi mạn phép ghi thêm một số ý ngắn.

*
Một số ý kiến cho rằng Nguyễn Anh Tuấn còn trẻ tuổi và suy nghĩ của Anh chưa chín chắn, cần tiếp tục học cho hết chương trình mà không nên quan tâm những vấn đề chính trị, xã hội. Điều này có thể chân tình nhưng chưa thấu lý.
Cụ Hồ nói (tôi theo ý để thêm lời diễn giải):
Anh hùng không kể trẻ, già,
Bé mà đánh giặc (nhìn ra lẽ phải và nói lên lẽ phải) – cũng là Trượng Phu.
Lịch sử Việt Nam không ít những tấm gương tuổi trẻ trượng phu như đã nói.
Ông Trường Chinh viết:
Nhiều khi những ý lớn,
Chợt đến lúc đi đường.
Có được những ý lớn chính là kết quả tập trung tâm huyết cho những chuyện cuộc đời đang trăn trở và nó sẽ đến đúng lúc những yếu tố trí tuệ hòa nhận cùng nhịp thở cuộc sống. Có thể đây mới chỉ là giây phút “rực hồng” trong “buồn le lói” và Nguyễn Anh Tuấn không nhất thiết phải đóng vai trò người Anh Hùng; Nhưng sự “rực sáng” này là tất yếu và chúng ta đón nhận như một sự soi dọi cần thiết cho nhận thức và hành động.

*
Ông Nguyễn Xuân Kiên sinh năm 1966; Người “công an viên Hà Nội” chắc cũng tuổi đó hoặc sinh sau. Ông Kiên ra đời lúc những người đảng viên nông thôn đội bom đạn đi sản xuất và trực chiến phòng không chống máy bay phá hoại. Thế hệ đó không có ý tưởng “lật đổ” hay làm “rối loạn” cuộc sống mà mình hy sinh xương máu để bảo vệ. Phản biện để khắc phục những tệ nạn do cung cách toàn trị duy ý chí lỗi thời chính là đóng góp cho cuộc sống ổn định và tốt đẹp hơn.
Tôi không có ý nói gộp chung “chế độ” với chỉ những gì sai trái và trì trệ bởi vì vẫn (và luôn) còn những suy tư chính đính cho sự vẹn toàn của Đất nước và sinh kế của Nhân dân trong nhiều đảng viên, trí thức.

Thẳng thắn và nghiêm túc – Đó chính là lương tâm và trách nhiệm.
Kính.


2011-04-26

 Ngô Bảo Châu: Nói một lần cho rõ!
 14:29, 2011-04-26

Nguồn Web (Trang mạng):
Niềm hy vọng gửi phiên tòa Cù Huy Hà Vũ (2)
Posted on by nhathonguyentrongtao

Hoàng Thư, on 26.04.2011 at 12:07 chiều said: Nói một lần cho rõ!

Tôi đã nhiều lần dè dặt về Ngô Bảo Châu. Tôi quý tài năng của chàng trai trẻ này, nên nghĩ cũng đặt “niềm hy vọng” (Xin Bác Tạo cho dùng lại chữ với ý nghĩa thực sự của con chữ) vào sự trưởng thành về tư tưởng và bản lĩnh của đương sự trong việc đóng góp, tham gia vào công việc chung của cộng đồng, xã hội. Việc dùng hình tượng “Kinh Kha” không hề thể hiện sự “thâm thúy” nếu không nói là hời hợt vì bản chất hai sự việc khác nhau và toàn bộ ý kiến của Ngô Bảo Châu chỉ như một bài văn học trò.

Ngay đây, tôi bỗng nhớ đến câu thơ cũ cần hiểu theo cách mới (cũng đã có lần viết ra); Đó là câu:
Văn như Siêu, Quát – vô tiền Hán,
Thi tựa Tùng, Tuy – thất thịnh Đường.
Bản ý có thể là ca ngợi; Nhưng đem cái hiện tại mà so với cái đời nảo đời nào thì chẳng hề đem lại ý nghĩa vinh danh một cái gì, nếu chưa cho là một câu nịnh khéo đối tượng so sánh (Kinh Kha, Hán, Đường).

Nếu cho rằng Cù Huy Hà Vũ đã nói điều mình nghĩ, thì thẳng thắn chia sẻ và ủng hộ anh là điều chính đính.

Thân mến.


Ba 2011-04-24, ngày Kỷ Dậu 22 tháng 


 Tâm và Tầm Đại Việt
 11:53, 2011-04-24

Nguồn đăng tải:

Chỉ có “tinh thần Đại Việt” mới cứu rỗi được dân tộc Việt Nam
Nguyễn Hữu Quý, Thứ bảy, ngày 23 tháng tư năm 2011

http://nguyenhuuquy2.blogspot.com/2011/04/chi-co-tinh-than-ai-viet-moi-cuu-roi.html#comments

0. Lời dẫn

Thưa Trang chủ và quý vị,

Hai Comments sau đây được gửi đến Trang nhà của Anh Ba Sàm, dưới bài của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Vì tôi luôn ý thức các vấn đề trong tinh thần “Đại Việt”, xin gửi đăng lại nơi đây như sự đồng cảm và đồng tình cùng bác Quý và liệt vị.

Để tránh những cái (“cực chẳng đã” mà phải nói) “bao cao su”, xin xác nhận là tôi gửi trực tiếp đến trang nhà và hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Thân mến.

1. Người lãnh đạo phải có TÂM và TẦM!

Tất cả những thủ thuật „cho chìm xuống“, „gìm lại“, … là thể hiện khả năng yếu kém, tiểu xảo mà nhà chính trị đem dùng để bảo vệ cái ghế của mình: Họ không có khả năng nắm bắt và đóng góp điều hành đường đi, nước bước. Xã hội cho họ một cơ hội đứng vào vị trí có chức, có quyền, nhưng họ đã thể hiện sự KÉM CỎI về TÂM và TẦM!

Lịch sử không chờ đợi và lúc này là thời điểm Dân tộc phải chuyển biến tư duy để vượt thoát lạc hậu (đến lúc này thì không muốn dùng từ „phát triển“) mà sống còn.

Tôi tán thành ý kiến Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về trách nhiệm của „người điều hành chính bộ máy hoạt động của toàn thể xã hội“ (cụ thể hiện tại là các ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng) trong tinh thần như thế.

2. Sai lầm sẽ thành TỘI ÁC!

Xin tiếp tục xem xét tư cách „người điều hành chính bộ máy hoạt động của toàn thể xã hội“.

Người lãnh đạo luôn phải thể hiện quyết tâm và trí lực của cộng đồng.

Cuộc chiến tranh giải quyết vấn đề thống nhất quốc gia đã „kinh qua gian khổ hy sinh“ (Hồ Chí Minh) to lớn mà Dân tộc không thể quên bài học xương máu này. Nhưng vấn đề trước mặt là con đường đi tới.

Không phủ nhận những trăn trở của những người lãnh đạo tìm lối thoát trong hoàn cảnh „đổi mới hay là chết“. Vấn đề là tư duy giáo điều không cho họ dũng khí vươn vượt lên theo xu hướng thời đại để sáng tạo và hành động; Kết quả là vẫn bám vào cung cách toàn trị duy ý chí mà nhân dân gọi là „ngựa quen đường cũ“. Con đường hành xử tùy tiện và bất chấp đạo lý, pháp lý (đạp lên những điều do chính mình đặt ra, như những phiên toà „bỏ túi“) đã làm cho những người bình thường nhất phải thấy xấu hổ và lên tiếng.

Nếu còn đắn đo suy nghĩ (cái gì của Tây? cái gì của Tàu?) thì có thể dẫn câu sau đây của Đức Thánh Trần:

Khi có giặc xâm lăng thì vua tôi một dạ, trên dưới đồng lòng, cả nước đấu sức lại mà đánh giặc;

Khi bình thì KHOAN SỨC DÂN làm kế rễ sâu, gốc bền.

Hai thời, hai kế sách: Thời chiến có thể tập trung toàn trị, Thời bình dứt khoát phải thực hành dân chủ. – Đó là TRÍ TUỆ DÂN TỘC!

Một thế hệ lãnh đạo có thể lầm lạc do non kém và thiếu dũng cảm. Thế hệ kế tiếp hiện nay lặp lại sai lầm đó thì là TỘI ÁC!

© Văn Đức 2011, 19:29 Ngày 23 tháng 4 năm 2011

Nguyễn Hữu Quý nói...

Chủ Blog rất cảm ơn các bác đã đồng cảm với tác giả; thực ra cực chẳng đã mới viết ra thôi, dạo này bận, vừa làm việc kiếm tiền, vừa viết; vì "Biết mà không nói là bất nhân; nói mà không hết là bất nghĩa" như cụ Nguyễn Trường Tộ đã nói.

Có gì còn chưa thấu đáo (tất nhiên là vậy - vì là tay ngang, không chuyên, không nghiên cứu sâu...) các bác hãy rất thông cảm, vì ta cần thông tin, trao đổi... để mỗi người ta tự lớn lên trong nhận thức.

00:10 Ngày 24 tháng 4 năm 2011

 

 Kiềng Ba Chân


 


 

2011-04-11, Ngày Bính Thân tháng Hai Tân Mão

 Trân trọng một lời khen
 22:34, 2011-04-11

4 Responses to “CUỘC SỐNG: thiện – ác”

  1. Văn Đức 06/04/2011, Con người: Thiện, Ác và Yêu.

    Kính bác Nguyễn Trọng Tạo và quý vị,
    Bài thơ ý vị quá; Tiếc một điều không có được khả năng thơ văn để bình phẩm „nối điêu“. Vậy xin cho được ghi theo mấy điều cảm nhận.
    Tiêu đề „thiện-ác“ dắt ngay đến ý:
    „Thiện ác đáo đầu chung hữu báo“
    善惡到頭終有報

    Rốt cuộc, cái gì phải đến thì đã đến; Nhưng thực đến cái „tắc thông“ thì chắc còn cần nhiều … thơ văn nữa! .

    Còn „gió“ và „lửa“ thì sao?
    Ngô Thì Nhậm viết („Đại chân viên…“):
    Lý như cái thớ của cây; DỤC như LỬA bốc lên.
    Lại có câu:
    Nhân DỤC thắng, chân lý vong!
    Cho nên, day dứt về tình yêu, có lẽ cũng nên ghi lại một phương ngữ:
    Khi tiền vào cửa trước, Tình yêu vụt biến ngõ sau!
    Mà vẫn cứ phải nghĩ và bàn đến tình yêu; Thế mới là … „con người“!
*
 ________
 BÁI PHỤC!!!
 (Phụ Tá)

Bài chủ:  CUỘC SỐNG: THIỆN – ÁC
Được đăng bởi miso vào lúc: 6:24 chiều ngày 05/04/2011 8 754 lượt xem  4 Bình luận


CUỘC SỐNG
Nguyễn Trọng Tạo

Tờ giấy nào mỏng chỉ còn một mặt
Em hãy tìm cho tôi
Tờ giấy ấy không bao giờ tìm được

Tôi yêu em tôi tìm điều đáng ghét
Ở trong em. Em đừng vội giận hờn
Em yêu tôi em tìm điều đáng ghét
Ở trong tôi và em hiểu tôi hơn

Những ngọn gió chẳng hề mang tư tưởng
Cũng thổi dịu mùa hè thổi buốt mùa đông
Cái ngọn lửa con người tìm ra nó
Biết bao điều thiện – ác cháy bên trong

Đừng vội trách nhau nếu một ngày nào đó
Đang đắm yêu ta bỗng tự chia lìa
Bởi ta quá mê say mặt phải
Mà quên đi mặt trái bên kia.  

N.T.T

THẲNG  THẬT  VỚI  TÌNH  YÊU… 
Lời bình: Nguyễn Thanh Tuyên
(Xem nội dung theo link của bài chủ; Cùng 3 lời bình 1, 2 và 4)
Hải Phòng, 3/4/2011
Bs. Nguyễn Thanh Tuyên - Hội viên HNV Hải Phòng, ĐT : 0980094933

[Chia sẻ]

Anh Quý thân mến,

Tôi đọc lời „bạch“ của Anh thì cảm nhận sự chân thành và tha thiết. Tôi đã có ý nghĩ, muốn chia sẻ và đã được … hiển thị. Tôi luôn tự xét mình và tự nhủ rằng may mà đã được (ngỏ, „hiển thị“) ý rồi thì nên kiệm lời, bỏ lời. Nhưng lại vẫn muốn thêm lời vì Anh đã đặt một tiêu đề hay quá; Vả lại cũng vì, ngay đây, tôi đã đọc được những bài viết làm mình xúc động: Tôi đọc bài „Trần Quốc Tuấn và „dụ chư tỳ tướng hịch văn’“ trên BauxiteViêtNam.info BVN. Tâm đắc, vì như Anh viết: “...để mỗi người ta tự lớn lên trong nhận thức”. Điều này quan trọng lắm, vì có chăm lo cho sự “tự lớn lên trong nhận thức” đó, ta mới “vững tâm thiền định” trong cảnh “vạn sự như lôi”.

Văn hóa Đại Việt nói về chữ “vững” rất hình tượng:

Dù ai nói ngả, nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như KIỀNG BA CHÂN.

Tôi hiểu “BA CHÂN” đó là:

- Văn hóa Đại Việt;

- Tri thức văn minh Nhân loại, và

- Tư duy khoa học, độc lập của mỗi cá nhân.

Tất cả 3 điều đó đều luôn vận động cùng cuộc sống. Tôi luôn dành cho mình thời gian học lại lịch sử Việt và con người Việt như Đức Thánh Trần, Nguyễn Trãi [“Việc nhân nghĩa cốt ở (việc) an Dân”, ... ], ... và thấy mình bình an rất nhiều trong tâm tưởng...

*

Cũng trên bauxitvn.info, tôi đọc được trăn trở xót đau về chuyện buôn bạc giả với lời bình ngắn và hay của bản Trang: Từ bậc cao niên đến người trẻ tuổi đều lo cho vận mạng non sông! Tự tôi cũng thấy bản thân không còn nhiều thời gian để thụ hưởng “phước trời, lộc đất” (trừ phần lộc “ba tấc” chắc Đất rộng lòng ban!), mà vẫn xót đau khi nghĩ đến từng ngọn thác nơi biên ải hay con sóng biển xa ...; Bản năng chăng? Và vẫn chỉ tìm lại được bình an với lời dạy của Đức Thánh và trong tinh thần Đại Việt.

*

Anh Quý thân mến,

Internet đến Việt Nam chưa lâu, nhưng với thời gian cuộc đời một con người thì đã là dài. Internet là công cụ giúp con người “mở miệng”, như lời Bác Hồ đã nói. Nhưng "nói" cũng còn là sự „thiên nan, vạn nan“ (Khó hơn „thuyết nan“ của người xưa nhiều!):

- Có dùng được kỹ thuật mà „nói“ không?

- Có còn bị Hacker „phá hơn ba trăm trang mạng“ hành không?

- Và tự mình có „ăn nên đọi, nói nên lời“ không?

Nhức hết cả đầu!

Tôi đọc được Anh mỗi ngày thì thấy lòng vui lắm; Mà cũng biết mình vốn „vụng từ bé“, nên chỉ xin chúc Anh:

Bình an và Thành tựu!

Thân mến,

Văn Đức. 15:34 Ngày 24 tháng 4 năm 2011




2011-04-05, Ngày Canh Dần 3 tháng Hai

 Cù Huy Hà Vũ
 2011-04-05, 09:57

Đăng lại mấy suy nghĩ trong những ngày này để khỏi mất công tìm lại:

 Thử Coi !
Lời dẫn:
Thưa quý vị,
Còn mấy giờ nữa là sự kiện … chờ coi sẽ diễn ra.
Thường có câu: Đừng đem thành bại luận Anh Hùng. „Trong khi chờ đợi“ này, xin post lại một ý kiến đã gửi trên Trang nhà của một Nhà Thơ.
Thân mến.

Xin ghi cảm nhận theo những suy nghĩ của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo sau một loạt bài đã đăng trước trong chuyên mục này.
Trân trọng.

Không hy vọng và không chờ đợi:
Đất nước văn hiến bốn ngàn năm vẫn đang phải học bài học vỡ lòng: „Cảm ơn“, „Xin lỗi“?! [*]
Dài, ngắn – Ngón tay; Đủ, thiếu – Lòng người,
„Chân lý“, từng nghe, tìm kiếm ở „Chợ giời“! [**]

Trước ngày Bốn tháng Tư này,
Hoá ra cái đáng lo ngại quan tâm không phải là bản án sẽ dành cho Cù Huy Hà Vũ,
Mà là cái cách hành, xử của những người trên ghế Thẩm phán ngồi;
Không hy vọng, không đợi chờ,
Mà chỉ:
Thử coi!

-----
[*] Xem thêm vụ „Lượm“.
[**] Tố Hữu:
Chợ giời thật giả, đâu chân lý,
Hàng hóa lương tâm cũng thiếu thừa

Trí Luận gửi lúc 17:13, 04/04/2011 - mã số 29974, http://danluan.org/node/8388

Bình luận ngắn, sau một đêm không ngủ;
Chán, chả muốn (nghĩ, viết) dài!!!

Đảo đi lật lại mấy Trang (nhà) quen:
Toà án chiều nay đã … tắt đèn;
Làm nhanh, nghỉ sớm – Công lý cụt,
Bẩy (7 tù) ba (3 treo) sơn phết mặt tràm đen!

Tự do chẳng ở đâu giá rẻ,
Nhân quyền nào phải thứ cho không?
“Bước chân lịch sử đi không vội”, *
Cù Huy Hà Vũ – Bước đầu tiên!

_____
* Thơ Nguyễn Hữu Đang, một Khai quốc công thần bi tráng khác!
[Các tin khác sẽ cập nhật đầy đủ sau; Mọi chuyện chưa khép lại.]


 


2011-03-24

2011-03-19
 Bùi Ngùi Nhớ Bạn tala
 22:54, 2011-03-19

Nhớ những ngày vui cùng talawas, thì càng nhớ Bạn.
Chắc sẽ tìm lại những trao đổi tâm tình để thành một „Seite“.
Hãy tạm ghi nơi đây người Bạn chỉ được biết qua những dòng trao đổi: Huy Nam. Câu thơ sau của một nữ thi sỹ; Ghi lại theo trí nhớ:
Những ngày buờn, nghĩ lại thấy vui vui,
Những ngày vui, sao vẫn thấy bùi ngùi.
  1. Huy Nam nói: 07/06/2010 lúc 3:07 sáng
Kính thưa bác Tôn Văn, Trước hết, xin bày tỏ lòng yêu mến các ý kiến của bác, sâu sắc mà lại hiền dịu như tiếng nói người con gái Huế ngày xưa ấy. !
Về câu hỏi của bác, bác search “căn bản sử dụng HTML” trên google.com sẽ có một biển trời mênh mông lời hay bài hướng dận Tuy nhiên, để “chơi” trên talawas hay các diễn đàn online, có lẽ bác chỉ cần biết 3 kiểu định dạng(đậm, nghiêng, gạch đít) và 1 cách dẫn link là “dư sức qua cầu” va` làm cho các “đối thủ” của bác phải “lác mắt” ! Tuy nhiên, bày cho bác biết 3 kiểu định dạng ngay trên talawas này lại gặp một chuyện rắc rối. May sao, cũng có cách trị chuyện rắc rối này và bác phải nhớ cho kỹ cách chữa trị này: Trong lời hướng dẫn bên dưới, hễ bác thấy dấu “[" thì khi bác áp dụng, bác phải thay nó bằng dấu "nhỏ hơn". Dấu "nhỏ hơn" trên bàn phím máy vi tính của bác là phím bấm nằm bên phải phím M(tức là nằm dưới và ở giữa phím "K" và phím "L". Tương tự, trong lời hướng dẫn bên dưới, hễ bác thấy dấu "]” thì khi bác áp dụng, bác phải thay nó bằng dấu “lớn hơn”. Dấu “lớn hơn” trên bàn phím máy vi tính của bác là phím bấm nằm bên phải phím “nhỏ hơn”(tức là dưới phím L).
Lời hướng dẫn:
- Học thuộc lòng: i = nghiêng, b = đậm, u = gạch đít.
- Muốn in nghiêng chữ “quê” thì gõ: [i]quê[/i] khi hiện lên talawas sẽ thành quê.
- Muốn in đậm chữ “quê” thì gõ: [b]quê[/b] khi hiện lên talawas sẽ thành quê.
- Muốn gạch đít chữ “quê” thì gõ: [u]quê[/u] khi hiện lên talawas sẽ thành quê.
Còn dẫn link, rắc rối hơn tí xíu, sẽ bày cho bác sau. Bác cứ thử “tay nghề” với ba kiểu định dạng trên cái đã. Chúc bác “biễu diễn” thành công.
Kính,
  1. Huy Nam nói: 07/06/2010 lúc 3:13 sáng Bác Tôn Văn ơi, Úi cha! Post ý kiến rồi mới biết, trên talawas không “chơi” được kiểu định dạng “gạch đít”. Thôi thì hai kiểu (đậm và nghiêng) cũng được bác Tôn Văn nha! Còn muốn làm link, xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ.  Kính,
  1. Huy Nam nói: 07/06/2010 lúc 6:55 sáng                                                          Thưa bác Tôn Văn, Xin tiếp tục . (Bác nhớ thay dấu [ , ] bằng dấu “nhỏ hơn”, “lớn hơn”) Nói một cách ngắn gọn, muốn in nghiêng ta mở đầu bằng [i], in đậm: [b], gạch đít: [u]; và có mở thì có đóng bằng [/i], [/b], [/u]. Bây giờ muốn dẫn link thì bác mở bằng [a href="A"] và đóng bằng[/a]. Công thức đầy đủ của nó là: [a href="A"]quê[/a] trong đó href là viết tắt của “Hypertext Reference” và A là cái link, cái địa chỉ mà bác muốn dẫn đến (ví dụ , trang web mà bác đang đọc đây là http://www.talawas.org/?p=21130#comment-14408). Bác gõ: [a href="www.talawas.org/?p=21130#comment-14408"]quê [/a] sẽ thành quê . Bác nhớ phần mở [a href="A"], sau chữ a có một khoảng cách và href=” viết liền nhau, cuối cùng, đừng quên ]. Bác có thể thay chữ “quê” bằng bất cứ chữ nào bác muốn. Một ví dụ khác, bác gõ : [a href="http://www.cnn.com/2010/US/06/05/gulf.oil.disaster.mayors/index.html?hpt=T1"]Vụ tràn dầu ở Mỹ [/a] sẽ thành Vụ tràn dầu ở Mỹ . (Bác nhớ thay dấu [ , ] bằng dấu “nhỏ hơn”, “lớn hơn”)

  1. Huy Nam nói: 07/06/2010 lúc 11:03 chiều
Thưa bác Tôn Văn, Sáng nay ngủ dậy, rửa mặt, soi gương, không hiểu vì sao lại thấy cái lỗ mũi mình bỗng trở nên to đùng. Đọc talawas mới biết “thủ phạm” chính là bác(!): bác khen (và cám ơn) nhiều quá! Thực ra, thực hành thì đơn giản và ngắn gọn hơn hướng dẫn vì trong phần hướng dẫn không thể viết thẳng ra dấu “lớn hơn” và dấu “nhỏ hơn” (viết thẳng ra thì khi post lên talawas, nó sẽ biến mất, bác sẽ khó áp dụng).
Nói thêm, i = italic (nghiêng), b = bold (đậm), u = underline (gạch đít). Mặt cười thì gõ liên tiếp (liền nhau, không có dấu phẩy) ba ký tự : ,- và ). (Có thể một số điều bày cho bác ở đây, bác không thể đọc được, vì trở ngại kỹ thuật)
Nhân đây, bày thêm cho bác hai HTML tags thường dùng nữa:
1- [strike]…. [/strike] : Tạo đường gạch ngang chữ , dùng trong trường hợp bác cần đính chính.
Ví dụ : xin sửa “Chú Cười” thành “Chú Cuội”.
2- [blockquote] … [/blockquote] : dùng khi bác muốn đoạn trích dẫn thụt vào cho đẹp mắt.
Ví dụ: trích dẫn bài thơ của bác,
“„i“ – nghiêng, „b“ – béo, đít: „u“,
Trước nào, sau vậy; Thêm … gù „/“ nữa thôi;
Thuộc bài, … vã cả mồ hôi,
Nhìn sang đã thấy có người … cóp-pi.”
Những HTML tag khác ít thông dụng hơn, bác có thể tra cứu trên google. Đọc sơ qua cho biết, không cần thuộc vì khi cần “biễu diễn”, ta gúc-gồ.
Kính chúc bác vui vẻ trọn tuần.
Huy Nam

 Tự Ngộ, Tự Vui
 00:55, 2011-03-24 

Thực ra chỉ là triển khai ý của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trong bài trả lời phỏng vấn của mình. http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/03/gs-nguyen-minh-thuyet-tra-loi-pv-ve-ket.html
Các nhận xét cũng theo hướng cảm tính chia sẻ bài chủ và tán dương trang chủ như một kiểu xã giao văn sĩ.

Ý kiến của mình cần sửa lại chữ cho chỉnh:
„Phải làm“ – TÂM và ĐẠO

„Còn nhiều việc phải làm…“,
– Lời của người Thày giáo;
„Phải“ là lẽ của TÂM,
„Làm“ là hành theo ĐẠO.

Kẻ sỹ đất trời Nam,
Đời tiếp đời nối bước;
Nguồn nguyên khí ngàn năm,
Trường tồn cùng non nước!

Ý kiến thứ 30 (chót?) có cùng chia sẻ:

Viết như điếu văn thế thì không được!
Không chỉ có một mình anh Thuyết dám đấu tranh. Công dân sẽ tiến đến một nhà nước của dân, do dân, vì dân dích thực, ở đó, công dân có đầy đủ khả năng giám sát hoạt động của nhà nước đó!

Nhận xét, ghi ra một lần ... cho xong:
Thú vị là có nhiều lần đã „hab das letzte Wort“ – Sau đó thì không có người còn ý để thêm nữa. Không như thời talawas là luôn có thân hữu chia sẻ và bổ khuyết.
Đến thế, thì thừa nhận vậy: Giác là „tự giác“, ngộ là „tự ngộ“ và biết vậy, biết nó là như vậy thì cũng có thể TỰ VUI!


 
2011-03-03, ngày 29 tháng Giêng
 

“Minh Triết”
– là làm sáng tỏ (MINH) cho mình những nhẽ của Đạo lý và Đạo đức (TRIẾT) của Đời.

Thư viết (biên tập chút đỉnh):
10:31. 2011-03-03


Tạm thời, viết trao đổi một số kinh nghiệm.
Cái quan trọng của con người là khả năng tư duy và học hỏi. Làm tốt cái đó thì việc đối nhân, xử thế, kể cả việc tranh thắng trong luận lý cũng có thể đạt được.
Thật rất thú vị khi các bạn viết cho một nhận xét „khúc triết và điềm đạm“. Khi phản biện một ai đó, cần nghiên cứu tác phẩm và tư cách con người đó nhiều như có thể để „điểm đúng huyệt“. Nhưng khi viết ra rồi thì nên coi lại xem ta có đứng trên quan điểm nhân văn, nhân đạo mà trao đổi không. Tất cả những thất bại và chịu bài bác là do xuất phát từ sự ích kỷ và thiển cận của cá nhân, thành ra có câu „mỗi lời là một vận vào, khó nghe! (Kiều) hay „Lời nói không mất tiền mua, / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau“ [Cũng có thể thêm: „Nói phải (có lý lẽ), củ cải / ông vải cũng nghe“; Lenin: Chân lý là cần, nhưng danh dự cần hơn. – Lời Lenin do Anh Tr. Đh. Song nói lại.]

Có những câu minh triết Việt rất lý thú. Thí dụ: Chưa nặn Bụt đã nặn bòi.
Nghĩa của nó có thể hiểu là cái bản năng „tham, sân, si“ nó tự nhiên như „bòi“ gắn vào người, đẻ ra là đã có; Còn „Bụt“ là sự giác ngộ thì phải đến sau, khi đã qua tu học.
Câu khác: Chó 3 quanh mới nằm; Người (sau) 3 (lần) lăm (le) mới nói.
Quan sát hiện tượng để diễn đạt quá trình tư duy của con người: Nghĩ, rồi tự nghĩ lại, rồi nghĩ lại những điều người khác phản biện. Sau 3 lần như thế, tổng kết lại mà nói ra thì ít khi sai.

[* Mới đây, định trả lời một ông „củ chuối“ (NgĐhHg, NHQ-Blog) liền áp dụng cung cách này và đến được một ý cũng thú vị: Con người mà xem qua một hoặc vài bài viết thì chỉ như nắm được cái bóng. – Cần xem xét họ ở nhiều khía cạnh như lập một hình 3 chiều, nghĩa là cần ít nhất 3 phương diện chiếu; Có được sự „cắt lớp“ là tốt nhất, nhưng việc đó lại thuộc về các tay nghiên cứu nhà nghề. Thú vị là từ ý tưởng CÁI BÓNG mà nhớ đến thơ Tản Đà:
Hỏi Bóng:
Người chẳng ra người; Ma chẳng ma,
Nào ai mà biết ở đâu ra?
Đi đêm tưởng những quen đường lắm,
Hỏi lối công danh cũng mập mờ!]

[* Đã viết một bài dựa theo nghiên cứu „não học“ để giải thích quá trình tư duy „ba lăm“: Um den Ecken denken]

Về „sòng phẳng“, có câu:
Đừng khôn ngoan, chớ vụng về, / Chẳng ai cuỗm được, chớ hề cuỗm ai.
Rất mừng là đã không mê muội để bị cuỗm mất cuộc đời và còn giữ cho mình chút ít tự do.



Tháng Ba 2011, ngày 7

 „Xảo Ngôn“
 2011-03-07, 15:58

Trương Thái Du đã viết một bài trên blog cá nhân và được Dân Luân (Admin) đưa lên với 765 lượt đọc; Link: http://danluan.org/node/8022#comment-27573
Ý kiến của mình hình như được chia sẻ; Vì „kín đáo“ Mà không nói thẳng ra chăng? – Thì cũng có chút thứ vị vậy! [„La“, có phải chính là „Đông La“?]

Trí Luận gửi lúc 09:28, 06/03/2011 - mã số 27502

Xảo Ngôn
Tử viết: “Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân”
(Nguyễn Hiến Lê) dịch: Khổng tử nói: “Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở, hạng người đó ít có lòng nhân.”

Trong biển thông tin mênh mông ngày nay, tôi đành phải chọn cho mình cách đọc (kể cả trên Dân Luận) là loại ra một số tác giả đã đọc đủ nhiều và hiểu rõ “tạng người”. Việc đọc những người này chỉ là khi nhìn số phản hồi kha khá và đề tài (tiêu đề) cũng gắn với thời sự (hot). Ông Trương Thái Du chính là một trường hợp như thế.
Tôi đã thấy khá nhiều bài của ông Du trên talawas và, dù đọc không hết, rất khiếp khi ông viết về cổ sử đã bắt tộc Việt chạy đôn chạy đáo kiểu: n vạn năm trước, tiến lên phía bắc khai phá văn minh; m vạn năm cách nay, quay về giữ vùng châu thổ, etc.
Ngắn gọn tại đây: Ông Du thật đã “sống đủ năm, đủ tháng người ta mới đủ can đảm và dũng khí để xem mình là một kẻ” phò Hoa (Trung Quốc). Nghe lời này: "Trung Quốc, cũng như Nga trong suy niệm giữa các tác phẩm của Kundera, là một nước lớn, một nền văn hóa lớn, độc lập và riêng biệt. Các nước nhỏ có thể mạnh lên, lớn lên nhưng cũng có thể yếu đi, sức ảnh hưởng giảm thiểu, song nước lớn thì mãi mãi là nước lớn,… " – Thì dứt khoát là phải nhớ ngay đến lời đại sứ Tàu trong cuộc họp ở Việt Nam có mặt bà ngoại trưởng Mỷ H. Clinton: Trung Quốc là một nước lớn …
Tuy nhiên, khi thấy ông viết về „cách mạng“, „dân chủ“, „nước Mỹ“, … tôi nghi ngờ việc ông „xem mình là một kẻ bình thường“. Giá trị dân chủ (tạm gọi là của phương Tây) không nằm trong 6 điểm mà ông dẫn của BBC mà là ở chỗ nó điều hành xã hội sao cho mọi tư tưởng đều được nhìn nhận để gom đúc trí tuệ cộng đồng (chữ Việt: Nguyên khí Quốc gia) hầu kiến quốc và vệ quốc. Bất cập về văn hóa đã đưa đến việc ông khẳng định: Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ít ra là cả trăm năm nay (!?) để rồi ngớ ngẩn viết: „ … hầu như mọi người Việt Nam đều ý thức họ là nước nhỏ (trừ tôi)“ - Thật hết chữ để bình về văn và luận của ông Du!

Văn học là nhân học. – Không có „lòng nhân“, thì „xảo ngôn“ liệu có ích gì?


La hay Du, Vũ Như Cẫn (khách viếng thăm) gửi lúc 07:14, 07/03/2011 - mã số 27573
La hay Du, sau khi đọc một số bài của các vị ham viết này... rồi chúng ta sẽ có cảm nghĩ rằng có đọc thêm những bài khác cũng chẳng hơn gì. Tôi không bao giờ vào blog của các ông ấy là do vậy.
Ấy vậy mà lần này tôi vẫn đọc, chỉ vì DL giới thiệu. Quả là các ông này đã đổi đề tài. Một ông phát biểu về nhân cách Cù Huy Hà Vũ, một ông từ cổ sử bỗng chuyển sang cách mạng hiện đại - nghĩa là thôi nói lý luận mà chuyển sang thời sự. Dẫu vậy, chúng vẫn mọc ra từ cùng một gốc.
Rốt cuộc, tôi thấy hơi bị tốn thì giờ. Nhưng tôi cảm ơn DL vì cho tôi một thông tin: La hay Du, vẫn chỉ là Vũ Như Cẫn (vẫn như cũ).





Tháng Hai 2011, ngày 26

Hồi đáp „Tình đồng môn“
2011-02-26, 12:42

Bài này post chậm không phải khó viết mà do cần suy nghĩ: Nội dung đơn giản nhưng liên quan đến các tên tuổi thành danh: Chị Nguyễn Nguyên Bình là con gái Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, „đồng môn“ khoa Văn Đại học Tổng hợp với ông Nguyễn Phú Trọng; Sau 2 khóa. Chi tiết xem thêm nguyenxuandien.blog:

Bài „Tình đồng môn“ (THƠ & THƠ DỊCH) gửi sau 10 phút thì được „hiển thị“. Chị Nguyên Bình viết nhận xét như sau:
Nguyễn Nguyên Bình nói...
Cảm ơn TS NGuyễn Xuân Diện đã đăng thư này lên trang mạng được đông đảo bà con hâm mộ và lại còn có chỗ để mọi người trao đổi với nhau. Rất cảm ơn các"còm sĩ" đã cho ý kiến ủng hộ tôi, đặc biệt là bạn Văn Đức (xin lỗi tôi chưa được biết bác lớn tuỏi hay bằng tuổi tôi) đã gửi lên đây một khổ thơ đẹp. 19:33 Ngày 25 tháng 2 năm 2011 [Hoàng Thư nhấn mạnh]

Hồi đáp của Văn Đức:
Văn Đức nói...  
Đôi giòng hối đáp
Thưa Chị Nguyên Bình,
Cảm ơn Chị đã đọc đôi giòng cảm thức của tôi; Cũng do những gì cảm nhận qua bức thư của Chị. Thực tình tôi cũng không muốn viết về bản thân nhỏ bé của mình; Nhưng không thể không hồi đáp thịnh ý của chị. Vậy xin lỗi quý bạn đọc.
Tôi thuộc bậc đàn em, K-11 khoa Hóa. Tôi phải gọi Tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh là "Thủ trưởng" vì đã được là sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam. (nay đã nghỉ hưu).
Kính chúc Tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh cùng chị và gia đình Sức khỏe và Thành tựu.

Thế là: Ngắn gọn; Đủ trân trọng và không quá ... „làm thân“. Thiếu chăng là sự cảm ơn Trang chủ như phép ngoại giao.
Chuyện bẵng đi, không có gì để nói; Và việc „Cảm nhận - Hồi âm“ cũng xem như hoàn tất. Một số ý kiến sau về việc „học văn, học toán“ chắc „ở trong dường có … hương bay ít nhiều“; Nhưng thực thì cũng … không (hay chưa) có gì để nói.
Post lại hình chị Nguyễn Nguyên Bình như một kỷ niệm với người đối thoại.

Các tin khác xem thêm:



Tháng Hai 2011, ngày 25

Đạo Phật (Bút-đa) là đạo giác ngộ.
08:13, 2011-02-25

Thưa bác Lê Quốc Trinh,
Thưa quý vị,
[Đàn Chim Việt; Nhân bài viết của Trần Kiêm Đoàn.

1
Đọc lướt bài của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi đang có ý tán thán nhưng chưa dám viết vì bài dài quá, khó nắm bắt. Sự tán thán của tôi là cái ý lo cho sự „lụi tàn“ của Phật giáo Việt Nam. Tấm lòng ấy, ta cũng nên trân trọng. [Tôi chưa được biết nhiều về tác giả Trần Kiêm Đoàn; Nhưng hình như ông là một Phật tử lớn tuổi?] Đọc ý kiến của quý vị, tôi đã sáng ra khá nhiều và xin nêu một số nhận thức ban đầu. Đúng là tác giả Trần Kiêm Đoàn (TKĐ), do nhiệt tình nóng vội mà, chưa xuất phát từ (và xét hết) những căn bản giáo lý nên tranh luận việc „lụi tàn“; việc này gợi cho tôi hình ảnh con người lo rằng „trời sẽ sập“.
Vậy Phật (giáo) là gì? Đạo (Phật) là gì?

2
Tác giả TKĐ nêu liên hệ khả chấp giữa „đạo“ của Lão tử và quan niệm về đạo giáo của nhà Phật. Do có một số điểm hình như tương đồng mà người Trung Quốc bịa ra chuyện „Lão tử hóa Hồ (là người phía tây, tức là Phật Thích-ca Mâu-ni)“. Thực sự, hai hướng tư tưởng khác nhau về bản chất: Trong khi Lão tử, theo hình tướng, xác nhận đạo là khối hỗn độn ban đầu rồi phân ra âm-dương, etc., giáo lý Bút-đa hướng vào cái bao quát hơn là xem xét toàn bộ và toàn diện hiện thực. Mục đích cuối cùng của Bút-đa là GIÁC NGỘ.
Tại sao nói 2 điểm này khác nhau về bản chất?
Con người là linh vật vì nó có bộ óc lớn với cấu tạo tuyệt hảo để suy ngẫm. Từ sau khi tìm ra lửa, nó luôn vận động tư duy để tìm hiểu hiện trạng và hành động sao cho có lợi. NGHĨ để LÀM (hành động) là đặc thù của con người và việc tìm ra con đường giải thoát chính là công cụ hỗ trợ cho việc NGHĨ (giác ngộ). – Nghĩa là cái cơ bản nhất con người có được và luôn cần xử dụng.
Nhưng sự „nghĩ“ thì theo hướng nào?
Bác Lê Quốc Trinh nhắc phải xét đủ 2 mặt „sắc“ và „không“ là cần thiết. Tạm hiểu „sắc“ là cái nhìn thấy và „không“ là cái khó nhìn ra nhưng có thể nhận biết. Vậy „không“ có thể hiểu là quy luật vận hành thường hằng của „sắc“? Nếu tạm coi như vậy thì đã có thể hiểu thêm cái lý „duyên hợp“ của nhà Phật: Tất cả do duyên mà thành, hết duyên thì … „con bướm không bay về“ nữa! :-). [Câu ca dao ẩn chứa ý nghĩa minh triết: Còn DUYÊN, con bướm đi-về, / Hết DUYÊN … cặc lõ ngồi kề một bên.. !]
Hãy coi: Trấi đất có một duyên lớn là ở một vị trí thuận lợi trong hệ mặt trời để có một bầu khí quyển gồm không khí, nước và một từ trường đủ mạnh giúp nó chống lại sự bắn phá của các thiên thạch nhỏ mà tồn tại được. Trong điều kiện đó, từ môi trường nước, sự sống hữu cơ xuất hiện để đạt tới hình thức „linh vật“ là con người. Thế là, do lý „duyên hợp“ mà có con người trên ta-bà; Mà như vậy thì cũng sẽ có một (hay nhiều) linh vật ở nơi xa và khi duyên đoạn thì chúng ta … vô tư đi vào „không“ để đợi khi duyên về thì lại có cái gọi là „hiện hữu“. GIÁC NGỘ cho ta VÔ ÚY là ở cái lý đó.

3
Tôi đã có một ý giản đơn về „Đạo - Đạo lý - Đạo luật“. Trong khi „đạo“ là cái thường hằng của vũ trụ thì „Đạo lý hay đạo đức“ là cái con người đúc rút nhận thức từ „đạo“ để vận dụng vào cuộc sống và „đạo luật“ (hay nguyên tắc) là cái con người đặt ra để hành xử với nhau trong một trật tự xã hội cụ thể. Cái cần trăn trở ngày nay, (nói ra để thể hiện chút ít „ý thức chính trị“) là thay thế nguyên tắc „tập trung dân chủ (toàn trị)“ bằng „đa nguyên dân chủ“.
Về mặt học thuật, cần chú ý 2 điểm là „trí tuệ“ và „lý duyên hợp“. Dân tộc Việt Nam có duyên nên gặp giáo lý Bút-đa khá sớm và tôi cho rằng kết quả to lớn của nó là dân Việt có tinh thần „vô úy“ rất cao; Nhờ đó mà chống được sự bành trướng của người Trung Quốc cả ngàn năm. Dân tộc Việt Nam đủ trí tuệ để lựa chọn những điêu đúng đắn của các giáo lý làm hành trang cho phát triển và tồn tại. Giáo lý nào đi vào tâm thức và văn hóa Dân tộc thì đều được chấp nhận.
Xin được nhắc lại câu rất giản dị mà minh triết:
Ở đời, muôn sự là chung,
Hơn nhau ở chữ anh-hùng mà thôi.
[Nhân dân ta thông minh đã chuyển tất cả các giáo lý, minh triết thành những câu ca dao, tục ngữ hay mà đậm đà dân tộc tính (lục-bát, sáu-tám) như thế!]
„Anh“ là hiểu người (tri nhân giả anh), hiều đời – cũng là hiểu các giáo lý. „Hùng“ là tự hiểu mình (tri kỷ giả hùng), nên luôn biết mình làm cái gì cho đúng.

Trân trọng.
Bùi Tân Phong (T.V.)



Tháng Hai năm 2011, Ngày 18

Bàn về Đạo – Lý

Lời dẫn
01:40. 2011-02-18

Kiến Trúc sư Trần Thanh Vân là người tôi chỉ biết qua việc đọc trên internet, nhưng rất quý trọng vì tri thức và thiện tâm. Cuộc trao đổi sau đây là tình cờ và thú vị, nhân bàn thảo bài trả lời phỏng vấn của luật sư Trần Lâm về trường hợp Cù Huy Hà Vũ trên trang nhà nguyentrọngtạo.org:
Tiêu đề: Luật sư Trần Lâm nói về việc kết tội TS Cù Huy Hà Vũ
Tôi ghi lại vì nhân đây đã trình bày quan niệm của mình về tương quan Đạo lý - Đạo đức - Đạo luật; Nhưng cũng là một kỷ niệm thú vị giữa những người viết (phản hồi) với nhau.

Con người: Đạo, Lý và Luật
17:24, 2010-11-25

Thưa Chị Trần Thanh Vân,
Thưa quý vị,

Xin được hiểu những trình bày sau đây trong tinh thần „chân thành trí thức“ với mục đích học hỏi. Dù ngạc nhiên, nhưng không phải khó lý giải, về góp ý khá … „định kiến“ của chị Kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Tôi xin trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình để trao đổi cùng chị.
Trước hết, tôi rất trân trọng những suy tư của chị khi đọc một số bài đóng góp về việc quy hoạch, kiến thiết Thủ đô. Ngay lúc này, vào Google để tìm (2 trang) tôi cũng thấy khá nhiều bài quan trọng của chị. Tôi cũng làm công tác kỹ thuật và cũng đã „bất tồn cung đình“ nên xin được xưng hô thế này cho … thuận tiện. Ngoài ra, tôi kính trọng cụ Phan Anh như những vị có danh tiếng tiền bối cao niên khác.
Sau đây là ý kiến của tôi về "Đạo lý và Đạo luật"

*
Bản chất con người là nó mang tính cộng đồng. Một cộng đồng muốn tồn tại và phát triển thì nó phải có những quy tắc, luật lệ để giao tiếp và ứng xử. Nền tảng của những quy tắc, luật lệ đó là gì? – Là VĂN HÓA. Văn hóa là khái niệm chung mà trong một cộng đồng cơ bản (quốc gia) thì gọi là „Văn hiến“.
Văn hóa bao gồm triết học, văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và các tôn giáo, etc. Chung lại, nó là kho tàng tri thức thể hiện sự nhận thức của con người về thế giới và xã hội.  Người á đông tóm gọn những nhận thức của mình về vũ trụ và nhân quần trong khái niệm ĐẠO. Từ „đạo“ đó, con nguời diễn giải những cung cách sống của mình; Gọi là ĐẠO LÝ. Ở một trình độ nhất định của xã hội, con người „văn bản hóa“ đạo lý (tức là đạo) thành ĐẠO LUẬT; Cũng gọi là „phép nước“. Nhưng trong những xã hội bán phát triển, nhất là xã hội nông nghiệp như Việt Nam xưa, thì đạo luật quốc gia chưa bao quát hết cuộc sống; Cho nên phải có:
Phép vua thua LỆ làng.
Đó là logic và hiện thực lịch sử.

Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi lịch sử từ cung cách điều hành “toàn trị, duy ý chí” rất không phù hợp cho phát triển. Muốn vượt lên để có dân chủ hầu phát huy năng lực toàn dân tộc để sống còn thì phải vượt qua cách thức điều hành lỗi thời trên. Một trật tự xã hội tiến bộ với những bộ luật tiên tiến chỉ có thể có được khi trình độ văn hóa cộng đồng được nâng dần lên để biết rằng chỉ có MINH BẠCH, KHOA HỌC (lý và tình) mới giúp xây dựng đất nước và cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ông Trần Lâm, cùng những người khác, đã đưa những đóng góp của mình trong việc “khai dân trí” theo cách thức và năng lực của mình.
(Tôi tìm lại bài original mà chưa được).

Xin được “kiệm ngôn” trong tinh thần TƯƠNG KÍNH.
Trân trọng,
Hoàng Thư.

Lời "Hồi đáp":

KTS Trần Thanh Vân 26/11/2010

Kính bạn Hoàng Thư
Tôi hoàn toàn tán thành cách phân tích của bạn mà không hề “định kiến” chút nào cả, khi tôi nhắc đến LUẬT và tôi phản đối thói RA LỆNH của vài ông thủ trưởng hoặc áp dụng LỆ LÀNG để phân tích tư cách phẩm chất của một con người, rồi áp đặt, rồi quy tội công dân mà không có bất kỳ một căn cứ, một điều khoản nào ghi trong bộ luật là không nên. Ở đây, quan điểm giữa bạn và tôi thực chất không mâu thuẫn nhau đâu, mà có lẽ vì tôi nói ngắn gọn quá nên bạn không hiểu tôi đấy thôi.
Tôi nhớ 12 năm trước, chúng tôi chống Dự án Thủy cung Thăng Long ở Bán đảo Tây Hồ khi dự án này đã được hai ông Phó Thủ tướng duyệt, báo chí đã công bố & Chủ đầu tư đã chuẩn bị thi công… Việc chúng tôi làm là việc chưa thành LỆ ở nước ta. Chúng tôi bị quy kết, bị lập hồ sơ điều tra như thế nào, chúng tôi đều biết. Ông bí thư Thành ủy Lê Xuân Tùng còn cho người ghi lén điện thoại của tôi…Một vị cán bộ cấp cao cho người đến nhắn tôi: “Bình tĩnh, nếu bị bắt thì thả không về” Còn bà con ở xóm Phủ Tây Hồ thì lo lắng tôi bị bắt và 10 giờ đêm mới dám cho người bí mật đến nhà tôi hỏi xem “Bác Vân đã bị bắt chưa?”
Việc cố tình kết tội chúng tôi hồi đó là vì người ta bảo vệ một LỆ xấu, khác với giá trị Văn hóa truyền thống mà bạn ca ngợi.

Tạm biệt




Tháng Hai năm 2011, Ngày 17

Thế Giới Phẳng
15:53, 2011-02-17

Lâu chưa có gì cảm khoái; Nay có lẽ đã bắt gặp khi đọc Anh Ba Sàm 346:
Cuộc nổi dậy của thế hệ trẻ Ai Cập mang chiều kích toàn cầu
Vậy ghi lại ít giòng.
[Tiêu đề là:
[Chiến thắng thuộc về Tự do và Nhân phẩm]
[Có lỗi format!]

Thân tặng Anh Ba Sàm,
Nhân những sự kiện đầu năm Tân Mão.

„Thế giới phẳng“ không chỉ nhờ có internet,
Thế giới phẳng bởi tính nhân văn nơi con người - Trước hết!
Hơn ngàn năm xưa, Bút-đa đã nói lời này:
Mặn, là nước khắp các đại dương;
             Đỏ, là sắc máu mỗi con người.

Bác ái, Bình quyền, Tự do mưu sống
- Phẳng là đây,
             Sóng gầm cũng nơi đây.

Cuộc tranh đấu chống bạo quyền như lửa cháy đêm ngày,
Chiến thắng cuối cùng thuộc về người yêu Tự do và tôn vinh Nhân phẩm!



Tháng Hai năm 2011, Ngày 16
19:01, 2011-02-16

„Chương trình trong ngày“
Có một ý tưởng là viết theo „Chương trình mỗi ngày“; Vì là trang Nhà, của mình mà! Cũng như một „Mục lục“ [Navigation] cho toàn Trang vậy.
Ấy là qua mấy ngày nghỉ để “Lang thang trên những nẻo ... internet”; Cũng là hợp với sự thật: 2 mắt (coi nhiều), 1 mồm (nói ít, nhưng không ... câm tịt) và 2 tay nhắp phím (Keyboard).

Hôm nay sẽ cập nhật:
Các “Nhân xét” trên nguyentrongtao.org, nguyenxuandien.blog;
Võ Nguyên Giáp [DN&DN] cùng bài xin của nguyenhuuquy.blog; Sau là các bài thơ về đời lính và “bộ đội” [T&TD];
Cập nhật Nitzsche và Lý Bạch [DN&DN] cùng thơ dịch [T&TD].
Về “Thơ”. Sau khi viết về “Giao hợp” trên nguyenxuandien.blog, công bố “Tình dâm” như một tổng kết nhìn nhận.

Phân tích và Tổng hợp
07:17, 2011-02-16
[Nhận xét bài „Cái bánh dân chủ“

Thưa quý vị,
Tôi rất hứng thú khi được nghe bàn trở lại vấn đề này. Tôi đã muốn diễn giải hơi văn nghệ một chút cho ít căng thẳng; nhưng như thế thì thấy hơi dài và mất thời gian, làm phiền người coi. Vậy xin trình bày cô đọng.

Bàn về „dân trí“, „dân chủ“ thường đi vào bế tắc như kiểu „con gà có trước hay quả trứng có trước?“ là vì việc phân tích chưa đi đến tổng hợp. Phân tích để rõ hình ảnh và nội dung chi tiết; Nhưng cần tổng hợp thì mới rút ra điều bản chất để hành động hợp thực tế. Giống như chỉ khi kết hợp tất cả nhận xét của các ông „thày bói“, ta mới có hình ảnh thực của „con voi“.
Dẫn: Ngụ ngôn Kỳ-na giáo,
Cái ta cần để TIẾN TỚI xã hội Dân chủ là kết hợp 3 công tác:
Khai Dân trí, Chấn Dân khí, Hậu Dân sinh.
Xem thêm:
[Lưu ý: Tôi không đồng ý với cách diễn giải ở link 3, khi đặt “dân khí” lên trước]

Tóm lược:
Người dân nhìn thấy “dân sinh” có khá hơn một bước thì vui, là điều tất nhiên; Nhưng đó không phải là “dân trí và dân khí”. Dân trí và dân khí là cái nền chung của cả cộng đồng và Dân sinh là bức tranh toàn thể đất nước như một hệ thống sinh thái và kế hoạch phát triển tổng thể. Xét “dân trí” là xem cái cung cách giáo dục của quốc gia và tác dụng của nó đến đạo đức xã hội. Theo phương diện này, bức tranh dân trí là xám xịt. Xét “dân khí” là xem sự đồng thuận xã hội mà cụ thể là cách thức giải quyết những tồn đọng lịch sử để tiên tới có một ý chí chung (dứt khoát không phải do “chỉ đạo”) vệ quốc và kiến quốc. Xét “dân sinh” là xem kế hoạch kinh tế - kỹ thuật có phát huy và bảo vệ nguồn vốn tự nhiên lâu dài và bền vững. Ở đây, cách làm ăn chụp giật, “ăn sổi ở thì”, “bóc ngắn, cắn dài”, nhũng lạm phá của, ... đã cho thấy cần thay đổi tư duy điều hành, lãnh đạo.
...

Tôi mong được trao đổi và học hỏi nhiều hơn để cùng sáng ra con đường cần đi.

Trân trọng.

Sau đây là phần khởi thảo ban đầu; Cũng thấy có ý nên ghi lại.
Dân trí và Dân khí
15:36, 2011-02-15

Thưa bác trang chủ Nguyễn Trọng Tạo và quý vị,
Tôi rất chú tâm theo dõi đề tài này và tin rằng nó sẽ còn được bàn thảo dài dài; Tại đây và nhiều diễn đàn khác. Sự chững lại, hay ngắt đoạn về mặt thời gian, cho phép suy nghĩ một số điều khác – hy vọng không phải là “vô bổ” – mà xin được bộc bạch nơi đây.
Trang nhà của bác Nguyễn Trọng Tạo là trang văn chương, nghệ thuật và thế sự. Bên cạnh những “chân dài” và “ngực đẹp” thì vẫn có những tình sâu và ý xa. Đọc để xác nhận điều này củng cố cho tôi ý kiến phản biện một thân hữu khi bàn về “trí thức”; Tôi xác nhận văn nghệ sỹ cũng là thành phần quan trọng của giới trí thức.
Lý giải:
Từ quan niệm cho rằng Trí thức là người làm công việc TRI và THỨC, kết hợp xem xét quá trình nhận thức đi từ CẢM THỨC (Emotion) đến CẢM/NHẬN TRÍ (Intelligence), có thể thấy văn nghệ sỹ đứng ở ngay đoạn đầu của con đường trí thức: Cảm nhận những xung động cuộc đời để làm nguồn và cứ liệu cho tư duy.
Trong khi thu nhận và traỉ nghiệm những cảm hứng dâng trào của văn nhân, mạc khách; Tra lại dần dà trở về để bàn thảo về Dân trí và Phản biện. – Thảnh thơi, tao nhã mà nhiệt huyết cũng không hề suy giảm.
Vui thay và may mắn thay!
Nhưng hình như vấn nạn “dân trí” và “dân chủ” vẫn còn nguyên đó.
Xin thử xoay qua một nghách suy diễn khác.

Kỷ niệm “Bộ đội”
09:45, 2011-02-16

[Dẫn:
[Đăng sau bài “Hịch” của Võ Đại tướng trong cuộc chiến chống bành trướng Trung Quốc 1979. Trang nhà nguyenhuuquy.blogspot.com]

Cảm ơn Trang nhà đã ghi lại tài liệu quý này trong những ngày kỷ niệm đau thương.
Sau khi nổ ra cuộc chiến chống xâm lược bành trướng của Trung Quốc, những người làm kỹ thuật chúng tôi đã hăng hái làm nhiệm vụ “Tổng động viên”. Nhập ngũ, tôi đã đi thăm người em trai yêu quý thuộc binh chủng đặc công (Mỏ Chẽn); Tôi đã không gặp em và sau mới biết tin em hy sinh trong những ngày đầu chống quân xâm lược Trung Quốc.
Trong thời gian 3 tháng “quân trường” trước khi về đôn vị, tôi đã ghi lại những suy tư của mình. Xin ghi lại một suy nghĩ về “Baọ đội Cụ Hồ” trong Quân đội anh hùng của chúng ta như một sự tri ân Quân đội và các vị Tướng lãnh tài ba trong đó có Võ Đại tướng.
Kính bút.

Bộ Đội
1979-1984 - 14 tháng Giêng 2001
[Toàn bộ nội dung ghi tiếp trong “Thơ & Thơ dịch”]



Nghĩ về „chuyển đổi xã hội“
06:42, 2011-02-13

Dẫn:
Thấy cứ nói loanh quanh, nên viết ra chút ít, dù vẫn có ý … „nể mũi“. Mà cũng là thành thực thôi; Cho hợp với lời tán thán CHHV:
Nhưng kẻ sỹ không thể nào khác được:
Độc lập, Tự do, phẩm giá Con Người,
Không tranh đấu, không một lần giành, giữ,
Thì trọn đời như cầm thú mà thôi!
Ôi: Đất nước tôi, Nhân dân tôi,
Mong thay!

[“Nhận xét” trong

*
Những chuyển đổi xã hội thường được gọi bằng tên „cách mạng“. Khái niệm này có nguồn từ lâu trong lịch sử (Khổng tử, Mạnh tử) và gấy rất sâu trong tư duy triết-chính (triết học, chính trị).
Nói về sự thành công của một cuộc cách mạng thì nhớ ngay đến tổng kết của Lê Nin (chương trình chính trị khoảng lớp 9 hay lớp 10, hệ phổ thông cũ):
- Giai cấp thống trị không còn khả năng điều hành bộ máy nhà nước;
- Đội tiên phong của cách mạng sẵn sàng hy sinh;
- Các tầng lớp trung gian ngả về cách mạng;
- Etc. (Hình như có 4 „gạch đầu dòng“, bài học đã lâu nên có quên; Hình như là nói về quân đội?)

*
Năm 90’, nghĩ về chuyển biến ở Đông Âu, đã đọc được những cảm nhận:
Dân chủ trời Âu thành bão tố,
Tự do đất Á nổi cuồng phong;
LẬT THUYỀN, mới biết DÂN NHƯ NƯỚC,
Băng dày đâu chỉ một đêm đông.
“Lật thuyền” là chữ trong câu nói của Nguyễn trãi.
“Băng dày” là phương ngữ Trung Hoa: Băng dày ba thước, đâu phải do giá lạnh một ngày.
Ngày nay, các hình thái và tiến trình có thể mang màu sắc update hơn (Internet, Facebook, ...); Nhưng những điều cơ bản thì không khác nhiều.

*
Từ kinh nghiệm “làm cách mạng” đến công tác “chống chuyển biến” (tức là “chống/phản cách mạng”, “phản động”) là bước diễn dịch lô-dích: Chủ nghĩa toàn trị Xít-ta-lin ở Liên-Sô kiên quyết chống hoạt động nhóm hội, khiếu kiện tập thể và ... đa nguyên, đa đảng.
Hướng vào ước mơ xa [“thế giới đại đồng”, mà thực tế và thực dụng là “gom góp tỷ (cũng là ‘đại’) (tiền) đồng”] thì hậu quả nhỡn tiền (gần) là “mất gốc (văn hóa) hoàn toàn”.

Bước chân lịch sử đi không vội!
Nguyễn Hữu Đang


Tư cách trí thức
12:05, 2011-02-12

„Ngồi“ PC cũng khá lâu; Đi nghỉ (xả hơi…) chút, thì lại nảy suy nghĩ về mấy thứ vừa đọc. Xin ghi lại để xem thêm. „Tư cách trí thức“ ở đây là nghĩ về cái cung cách người trí thức đối xử với nhau: Có hiểu nhau và tôn trọng nhau không?
Vừa có „Chia sẻ“ (số 4) sau bài: Suy nghĩ khi đọc „Ngẫm về khát vọng canh tân nước Việt“ của tác giả Nguyễn Hữu Quý
Chia Sẻ
Thưa Bác Nguyễn Hữu Quý,
Trước khi đọc bài „Suy nghĩ khi đọc …“ của bác, tôi đã đọc „Ngẫm về khát vọng …“.
Thú thực, tôi đã chán với các kiểu „khát vọng“; Và quả nhiên bài của ông Nguyễn Thiện rất … sến! :-(. Bài của bác là một phản biện tốt: Rất cụ thể!
Nhưng cũng muốn bàn về cái „sến“ cho … dzui!
Trích:
„Điều này (xuất bản một cuốn sách với số lượng bằng 1/10 dân số; ông Nguyễn Thiện viết lủng củng hơn! - Người trích chú.) chỉ có thể giải thích rằng đó là một dân tộc vô cùng khát khao „nâng dân trí, chấn dân khí“, và nỗi khát khao này đã lên đến tột độ.“
Hết trích.
„Sến“ ở chỗ nó chẳng chỉ ra được cái gì ráo!!!
Sự thực là: trong một tình thế lịch sử cụ thể, một cộng đồng người có một nhu cầu cấp thiết, một „khát vọng“. Như cầu đó chiếm lĩnh và thôi thúc tư duy cộng đồng đó để đến một lúc nó tụ lại và nảy sinh trong tư duy một cá nhân. Tư tưởng Fukuzawa Yukichi được nảy sinh như thế. Do đó là nhu cầu cấp thiết của cả cộng đồng dân tộc và những người có trách nhiệm của cộng đồng – tức là những người nắm chức quyền, làm chính trị – đã nắm bắt và khơi gợi được (nên mới có số xuất bản cao!) mà tư tưởng trở lại tác động vào tư duy cũng như hành động của cộng đồng để thực hành làm cuộc „canh tân“. Điểm mấu chốt của „tinh thần canh tân Japan“ là nó lấy tư tưởng làm cốt lõi để cứ thế phát triển và vận dụng lên mãi.
Việt Nam có tình cảnh như thế không?
„Đổi mới“ năm 1986 thực chất là:
- Nắm bắt tư tưởng phá vỡ rào cản của cung cách quản lý „tập trung duy ý chí“ từ cơ sở;
- Phát huy tinh thần sáng tạo và chủ động của Nhân Dân.
Ngày nay cứ nói đến „đổi mới“ mà thực chất đã từ bỏ cách thức lầm việc biện chứng đó để quay về lại với „tập trung duy ý chí“. Thế là chẳng những không „duy trì và phát huy tư tưởng cốt lõi“ mà còn đánh lận con đen để „ăn mày dĩ vãng“.
Cho nên câu thơ:
„Nhắn kẻ ba hoa dối trá:
Tô hồng dễ mấy ai nghe!“
Sâu sắc lắm!
Xin chia sẻ đôi điều mà bài viết của bác đã đem đến nhiều xúc cảm và suy tư.

Trân trọng.

Thì đọc được ý kiến của trần Thị Ngự (Dân Luận), [không sửa văn phạm]
Tran Thi Ngự gửi lúc 11:49, 12/02/2011 - mã số 26204
Nguyễn Thiện viết: Điều này chỉ có thể giải thích rằng đó là một dân tộc vô cùng khát khao "nâng dân trí, chấn dân khí", và nỗi khao khát này đã lên đến tột độ! Tôi cho rằng đó chính là sức mạnh vô địch đủ sức quét sạch những kềm tỏa của các tập quán, suy nghĩ lỗi thời mà thực chất là xóa bỏ triệt để sự nô lệ tư tưởng, tinh thần để vươn lên làm người tự do, độc lập, và thực tế đã làm nên nước Nhật Bản hiện đại đầy kỳ tích sau này mà mọi người đã biết. Một dân tộc khát khao "nâng dân trí, chấn dân khí" đến tột bực như thế, tất yếu tự thân dân tộc đó đòi hỏi sự xuất hiện của các bậc khai sáng đúng tầm để tụ hội và dẫn dắt tinh thần quốc dân.
Muốn cho là "lòng khát khao nâng cao dân trí tột độ của dân Nhật" là nguyên nhân đưa đến sự phát triển dân trí và kinh tế của nước Nhật thì ít ra tác già phải có cách để đo cái "lòng khát khao" ấy xem nó to lớn như thế nào, chứ còn thấ họ phát triển rồi cho rằng đó là do cái lòng khát khao nâng cao dân trí của toàn dân thì chì là một kiểu vỏ đoàn hay lý luận lòng vòng (circular reasoning), như kiểu thấy ngưới giàu có thì cho rằng người ta biết làm ăn (kiểu lương thiện), chứ không nghỉ ra rằng người giàu củng có khi do tham ô hối lộ. Từ cài suy luận lòng vòng kiểu nứoc Nhật phát triển vì dân Nhật có lòng khát khao học hỏi để đi đến kết luân ngầm qua câu hỏi phẩi chăng nước ta (VN) không khá là do dân ta (VN) không có lòng khát khao học hỏi tột độ là một nhận xét hết sức phiến diện. Một cái nhìn chín chằn vế sự thành công hay thất bại của một dân tộc cần phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có lịch sử, chiến tranh, địa lý, tài nguyên, lảnh đao, v.v. Hảy lảm một so sành nhỏ về nhừng điểu kể trên để xem người dân Nhật có điểu gì khác hay giống ta. Cái nguy hiểm của lối suy luận này là nó mang tình cách "trách cứ nạn nhân" (blaming the victim) để chạy tội cho nhửng ngưới có trách nhiệm kìm hãm sự phát triển của đất nước và làm thui chột dân trí.
Nguyễ Thiện viết: Lịch sử các nước cho thấy không ít trường hợp, nhà tư tưởng tiên phong của dân tộc xuất hiện, họ khởi xướng được con đường tiến lên của đất nước, đưa ra được giải pháp cho những vấn đề mang hơi thở của thời đại họ sống nhưng một bộ phận không nhỏ của dân tộc đó thì thờ ơ, có khi lại đang chìm đắm trong vòng mê muội nên không cùng làm nên sức mạnh đủ sức tạo ra các sự thay đổi cần thiết. Vì thế, hiệu quả và tác động xã hội bị rất nhiều hạn chế. Phải chăng các cuộc vân động xã hội như Phong trào Duy Tân, Phong trào Đông Du của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục... vào đầu thế kỷ 20 chưa thành công như các cụ mong muốn cũng vì lý do này? Và sẽ là bi kịch cho các bậc tiên phong, các nhà khởi xướng tư tưởng nếu bên cạnh một bộ phận dân tộc u mê mà họ phải lo thức tỉnh, họ lại còn bị cản trở bởi giới cầm quyền thủ cựu, ươn hèn, xa lại với những đòi hỏi mới của cuộc sống! Nguyễn Trường Tộ là một minh chứng cho việc sinh nhầm thời đại!
Một từ có thể dúng để giải thích tình trạng một bộ phận nhỏ hay một bộ phận lớn dân chúng ở VN thờ ơ, không có "khát vọng tột đô" là "hội chúng tuyệt vọng" trong tâm lý học (tôi dịch tạm từ chủ helplessness," bác nào biết các từ tâm lý học tiềng Việt thì xin chỉ giúp). Hội chứng helplessness là tình trạng của nhửng người vì bị khống chế trong một thời gian dài và nhận ra rằng họ không làm sao thoát ra được hoàn cảnh ây, nên dẩn dần nhận ra rằng cần phải thỏa hiệp với kẻ khồng chế mình để sinh tốn (xin xem thêm ở đây http://en.wikipedia.org/wiki/Learned_helplessness) Sở dỉ tôi dùng từ này cho nhửng người Việt (rất đông) được coi là còn thờ ơ với các vấn để của đất nước vì dân tộc ta đả bất hạnh bị khống chế suốt chiều dài của lịch sử: 1000 năm nô lệ giặc tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày, rối thì sau khi hết chiến tranh, thống nhất đầt nước lại bị tiếp 35 năm sống trong độc tài đảng trị. Thủ hỏi trên thế giới có bao nhiêu dân tộc có nhiểu bất hạnh hơn dân tộc ta.
Nguyễn Thiện viết: Hoặc mấy năm gần đây, một số cuộc vân động văn hóa - xã hội được tiến hành như ký tên bình chọn để Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới, thu thập chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, vận động đổi tên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thành biển Đông Nam Á... đã cho thấy số lượng chữ ký hưởng ứng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Chưa có cuộc vận động nào chiếm được tỷ lệ 0,1% so với dân số 86 triệu người, dù rằng chúng ta đang sống trong thời đại Internet. Và phải chăng, do dân tộc ta chưa thật sự có khát vọng tột bực, khao khát tột độ, thậm chí còn một bộ phận không nhỏ trong chúng ta theo chủ nghĩa "mackeno" (mặc kệ nó) nên rất nhiều cuộc vận động khác như: xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng con người văn minh - thanh lịch, trật tự an toàn giao thông, chống quan liêu tham nhũng... đều chuyển biến chậm?
Vần đế nhièu người không ủng hộ các vấn đề nêu ra củng có lý do chính trị trong đó. Cách đối xử tàn bạo của chính phủ VN sau 75 đối với nhửng người ở miền Nam và chính sách nghi kỵ nguời Việt ờ nước ngoài đả khiến cho nhiếu người có thành kiến mà không muốn ùng hộ bất cứ cái gì có dính líu đền VN. Về vụ Hạ Long, tôi (ở ngoài VN) không ủng hộ bản kiến nghị vì tôi thấy Hạ Long không xứng đáng do cách quản lý bôi bác, thiếu hiều biết mà chỉ biết đến tiền của chính phủ VN. Vấn đề vận động đổi tên Biển Đông thành biền Thái Bình Dương thì Quỷ Nguyển Thái Học ở Mỷ đả thu được 10,000 chử ký chỉ trong vòng 3 tuần lể. Còn ở trong nứoc thì tác giả phải hỏi xem chính phủ có ủng hộ việc lấy chử ký này không, chứ đùng trách người dân vô tình vì cái guơng nhửng người chống chính sách bành trường của Trung Quốc đang ngối tù. Còn vụ chât đôc da cam, thì mặc dù tôi chống lại chiến tranh hóa học và tôi chia xẻ nối bầt hạnh của các nạn nhân (thưc sự) của chất đọc da cam, tôi thấy cái ly do kiện của chính phủ VN không thuyết phục, và tôi không ủng hộ việc dùng các người có thể là nạn nhân của chất đôc da cam như con bài chính trị để đánh vào tâm lý quần chúng Mỷ.

Suy nghĩ:
Theo khuynh hướng phân tích phê phán bài chủ, có thể chia sẻ cùng bà Ngự. Nhưng, thứ nhất là đã có nơi để nói rồi; Thứ hai là đã hết thiện chí trao đổi cùng người viết này.
Nguyên do:
Khi trao đổi trên một diễn đàn thì việc “lắng nghe để cảm nhận giọng điệu” là rất quan trọng cho việc tham gia.
Hai người viết trên Dân Luận có khuynh hướng đào sâu luận lý là Trần Thị Hồng Sương và Trần Thị Ngự. Về chị Hồng Sương, do theo dõi từ trước và khá trí thú với đề tài IQ (Intelligent Quote), EQ (Emotional Quote) là cái liên quan đến hoạt động não bộ và phương thức tư duy [Rất cầu thiết cho DẠY và HỌC], tôi đã có ý kiến tán than và được chị hồi đáp chân tình.
Bà Ngự, ngược lại: Khi tôi nhắc đến tên (có ý khơi mào) thì liền phản ứng khá ... sốc nổi. Sau đó, tôi viết cho Huân một phản hồi, (riêng, nên không hiển thị) rằng những người có trách nhiệm của trang mạng thì không nên hời hợt, lúc nào cũng “hehe”.

Nghĩa rằng:
Khi gặp một con người mà phản ứng sốc nổi [Trần Hưng Đạo trong “Binh thư yếu lược”: Tướng bị kích mà động là tướng ngu.] hoặc thể hiện khuynh hướng tư duy bất đồng thì thiện chí trao đổi cũng không còn và không nên tiếp tục. Cách thức này tôi cũng đã thể hiện với những ... “củ chuối” trên ... nơi khác.

Viết, ở “Nhà mình” thế này cho thoải mái, và cũng là để cho vui!



Thay đổi tư duy và “cơ cấu” xã hội
là điểm khởi đầu tốt.
15:38, 2011-02-11

Phản hồi bài: “Cơ cấu”… là gì?

Tác giả: Nguyễn Hữu Quý

Thưa bác Nguyễn Hữu Quý và quý vị,
Chuyên đề này hay; Và nếu là tiêu điểm tư duy thì sẽ là điểm khởi đầu tốt.
Từ những cảm nhận thời sự, tôi đang cố gắng tạo một cơ sở “tháo gỡ bức xúc” cho mình. Tôi muốn trao đổi để được học hỏi thêm.

Cơ cấu – Struktur, có trong mọi hệ thống. Đối với một cộng đồng, lấy đơn vị là quốc gia, cấu trúc đó là sự tổ chức nhà nước với những quan hệ được luật hóa. Nói chung, các cộng đồng người thiết kế cấu trúc xã hội dựa trên một triết lý, một lý thuyết được coi là tiên tiến nhất phục vụ cho tồn tại và phát triển. Vì là sản phẩm của tư duy, [tôi đã viết ít nhiều trong phản hồi trước], các cấu trúc phải luôn được đổi mới và tiên tiến hơn lên. Sự quan tâm và đề cập đến cơ cấu - Sự tổ chức xã hội - chứng tỏ cộng đồng dân tộc đã có yêu cầu xây dựng cái mới thay cho cái cũ “quá đát”! Tôi coi là điểm khởi đầu tốt trong tinh thần như vậy.
Đại thể, cơ thể nào thì tinh thần, tình cảm, lý trí đó. (Cơ-Linh tương hợp).
Từ trong chiến tranh bước ra thì cơ cấu “tập trung, toàn trị” đến thành duy ý chí là tất nhiên và tất yếu. Thay đổi để phát triển và tồn tại thì rất hoang mang vì ... mới quá. Để yên tâm, có thể dựa vào lời chỉ dẫn sau đây của Đức Thánh Trần Hưng Đạo:
Thời chiến thì trên dưới một lòng, vua tôi một dạ; Cả nước cùng chung sức lại mà đánh giặc.
Thời bình thì KHOAN SỨC DÂN làm kế rễ sâu gốc bền.
Khoan, tức là thả lỏng ra, cái sức cuả DÂN, là thực hành DÂN CHỦ HÓA vậy.

Hy vọng những suy nghĩ này không lạc lõng lắm.
Trân trọng.

Canh Tân
23:12, 2011-02-10
Chia Sẻ trên nguyenhuuquy2.blogspot.com

Thưa Bác Nguyễn Hữu Quý,
Trước khi đọc bài „Suy nghĩ khi đọc …“ của bác, tôi đã đọc „Ngẫm về khát vọng …“. Thú thực, tôi đã chán với các „khát vọng“ kiểu này; Và quả nhiên bài của ông Nguyễn Thiện rất … sến! :-(. Bài của bác là một phản biện tốt: Rất cụ thể!
Nhưng cũng muốn bàn về cái „sến“ cho … dzui!

Trích:
„Điều này (xuất bản một cuốn sách với số lượng bằng 1/10 dân số; ông Nguyễn Thiện viết lủng củng hơn! - Người trích chú.) chỉ có thể giải thích rằng đó là một dân tộc vô cùng khát khao „nâng dân trí, chấn dân khí“, và nỗi khát khao này đã lên đến tột độ.“
Hết trích.
„Sến“ ở chỗ nó chẳng chỉ ra được cái gì ráo!!!
Sự thực là: Trong một tình thế lịch sử cụ thể, một cộng đồng người có một nhu cầu cấp thiết, một „khát vọng“. Như cầu đó chiếm lĩnh và thôi thúc tư duy cộng đồng đó để đến một lúc nó tụ lại và nảy sinh trong tư duy một cá nhân. Tư tưởng Fukuzawa Yukichi được nảy sinh như thế. Do đó là nhu cầu cấp thiết của cả cộng đồng dân tộc và những người có trách nhiệm của cộng đồng –  tức là những người nắm chức quyền, làm chính trị – đã nắm bắt và khơi gợi được (nên mới có số xuất bản cao!) mà tư tưởng trở lại tác động vào tư duy cũng như hành động của cộng đồng để thực hành làm cuộc „canh tân“. Điểm mấu chốt của „tinh thần canh tân Japan“ là nó lấy tư tưởng làm cốt lõi để cứ thế phát triển và vận dụng lên mãi.

Việt Nam có tình cảnh như thế không?
„Đổi mới“ năm 1986 thực chất là:
- Nắm bắt tư tưởng phá vỡ rào cản của cung cách quản lý „tập trung duy ý chí“ từ cơ sở;
- Phát huy tinh thần sáng tạo và chủ động của Nhân Dân.
Ngày nay cứ nói đến „đổi mới“ mà thực chất đã từ bỏ cách thức làm việc biện chứng đó để quay về lại với „tập trung duy ý chí“. Thế là chẳng những không „duy trì và phát huy tư tưởng cốt lõi“ mà còn đánh lận con đen để „ăn mày dĩ vãng“.
Cho nên câu thơ:
„Nhắn kẻ ba hoa dối trá:
Tô hồng dễ mấy ai nghe!“
[Thơ Xuân Tân Mão của Lão Tướng Nguyện Trọng Vĩnh]
Sâu sắc lắm!

Xin chia sẻ đôi điều mà bài viết của bác đã đem đến nhiều xúc cảm và suy tư.

Trân trọng.




Trí Thức Việt Nam
Nhận xét của Trí Luận dưới bài của Nhà sử học Dương Trung Quốc:

Ý kiến 1: Suy để Hiểu
Trí Luận gửi lúc 06:22, 09/02/2011 - mã số 26018

Thưa quý bác,
Tôi lại có phần đồng tình với ý tứ của ông Dương Trung Quốc.
Xin được diễn giải như sau:
Chúng ta đang chứng kiến một thế hệ tự cho là tinh hoa (Elite), „đỉnh cao trí tuệ“ mà đã mất GỐC là NỀN TẢNG VĂN HÓA cho nên „nhận thức thì hạn hẹp“, tầm nhìn không vượt quá cái mũi mình (bị chi phối bởi lợi ích); Cái thói „cú mượn lông công“ (chỉ để ý tới bằng cấp) chính là kết quả và hệ lụy của „công cuộc mất gốc hoàn toàn“ đó.
Tôi tự hy vọng suy nghĩ của mình không sai lệch lắm và ông Dương Trung Quốc không … bị trách nhiệm gì về sự suy hiểu này.
Thân mến.

Ý kiến 2: Đã ĐIẾC, còn MÙ!
09:55, 2011-02-10

Tôi đồng ý với nhận xét của bác [mã số 26055] và cảm ơn bác về thông tin; Xin có ý kiến ngắn (viết nhanh):
- Tôi đã có lần đề nghị rằng khi viết học hàm (Titel) „Tiến sỹ“ cần ghi kèm chuyên nghành cho rõ. Ông Trần Việt Hùng này học cái gì?
- „Tiến sỹ“ là học hàm chuyển đổi từ „Phó tiến sỹ“ trước đây. („Tiến sỹ“ cũ, nay thành „Tiến sỹ khoa học“). „Tiến sỹ“ (PTS cũ) là người theo chuyên nghành hẹp và làm công việc theo sự chỉ đạo chuyên môn của TSKH, nghĩa là chưa đủ tư duy khoa học để tự khám phá một chuyên nghành. Không ghi chuyên nghành kèm học hàm là đúng như sự phê phán bệnh „hám danh“ nơi bài chủ; Lại là sự lừa đảo để  „đánh lận trắng-đen“!
- Vậy là:
Phản biện mà không nghe „thủng“, thì là ĐIẾC;
Phản biện phải đi kèm „tư vấn“ tức là phải dắt tay để dẫn mới đi được, thì là MÙ!

Bótay-chấm-com!


„Đỉnh cao“
16:54, 2011-02-07

Ý kiến sau đây là ý kiến thứ 7 được gửi tối bài
Chính danh để nhập cuộc với thế giời
của Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, trên
Cảm thấy khó „hiển thị“ vì ... dấm ớt với „đỉnh cao trí thứcc Việt“ nên cứ ghi lại đây để … xem sao – Như một kỷ niệm Xuân.

*
Bài viết mang tính „súc cảm đầu Xuân“ nên khá rộng; Vậy xin có chút ý kiến về „đỉnh cao“ của Đinh Tiến sỹ.
Đoạn kết có dụng ý dùng câu của Goethe (Gớt) trong Faust (nguyên văn):
Grau, teurer Freund, ist alle Theorie.
Und grün des Lebens goldner Baum.
- Goethes Faust Johann Wolfgang von Goethe
Tạm dịch:
Ông bạn kính mến: Tất cả các lý thuyết đều mang mầu xám,
VÀ/CÒN cây vàng đời sống (thì) tươi xanh.
„Xám“ (grau) cũng có thể liên tưởng đến „chất xám“ não bộ là nơi khơi nguồn cho mọi lý thuyết. Bỏ original cho „tâm hồn treo ngược“ … giữa ngày Xuân để thành „xám xịt“ (Tiếng Đức, theo từ điển Việt-Đức Boscher 1989: „DUNKELGRAU“) thì e hợi bị … xa chăng?

*
- 1945 là năm thành lập nhà nước „Dân chủ, Cộng hòa“;
- 1975 là năm Đất Nước thống nhất để quốc gia quy về một mối như một HỆ THỐNG HOÀN CHỈNH.
Các bước ngoặt lớn đó của lịch sử Dân tộc đều là kết quả của lòng quyêt tâm và trí tuệ của toàn Dân tộc với những nhà lãnh đạo tâm huyết và tài năng. Từ đó đến nay, nếu có thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ thì là năm 1986 khởi đầu Đổi Mới với sự khẳng định „tiếp thu thông tin và kiến nghị từ cơ sở để làm quyết sách“.
Tất nhiên Lịch sử là chặng đường dài vượt quá thời gian một đời ngươi; Nhưng không phải vì thế mà dám quấy quá (ngay khi) viết những phản hồi nhỏ như những dòng này.

Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng đã cho cơ hội suy nghĩ;
Và cảm ơn Trang chủ Lâm Khang cho đăng tải.

Thân mến.


Tân Mão Vui!
15:04, 2011-02-05

Bắt đầu từ … „biết đọc, biết viết“!
Hai nhận xét trên nguyênxuandien.blog đã cho nhận thức:
- Nhân cảm thức (đọc) mà có tri thức (suy nghĩ) để viết. Sự hưởng ứng là hiếm hoi và so với những ý kiến khác thì thấy hàm lượng „tri thức“ còn là … hàng hiếm. Hình như PR và thù tạc là mục tiêu hay thủ thuật chính?
- Đọc BBC: Việt Nam đón Mèo còn châu Á chào Thỏ (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110203_cat_or_rabbit.shtml) thì thấy mình cũng không sai lệch lắm (dù mới là „thiển nghĩ“) so với mấy chuyên gia và Giáo sư.
Mấy chữ dùng trong nhận xét: Tết là giữ nếp gia phong, „Mồng một“, … thì sau thấy được … lẳng lặng nhấc lại trong tiêu đề hoặc bài viết.

Vậy đặng lại như một kỷ niệm vui.

Ngọn nguồn Văn hóa

Bài viết, đọc rất lý thú; Xin cảm ơn tác giả.

Tôi để tâm tìm hiểu ngọn nguồn Dân tộc và những khác biệt Nam-Bắc (Nguyễn Trãi: Phong tục bắc, nam cũng khác.)
Những chỉ dẫn nguồn gốc ngôn ngữ rất cặn kẽ cùng các tài liệu nguồn chứng tỏ giới chuyên gia đã đi khá sâu. Những người „ngoại đạo“ như chúng tôi đọc những bài giản lược, cụ thể và có nguồn dẫn thế này thì rất thích hợp; Như sự gợi mở để có điều kiện thì tìm hiểu thêm. Xác định đặc thù và khác biệt không phải để phân biệt, mà chính là yêu cầu tự khẳng định và hòa nhập.
Hy vọng được đọc nhiều những bài viết giá trị trên Trang nhà „thông tin – tri thức“ của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.

Kính.


„Phúc, Đức tại mẫu“

Tư liệu hay.
Tôi đang suy nghĩ để trở lại bài „Sấm trạng Trình“ thì lại được đọc thêm những tư liệu về „chuyên nghành lạ“ này. [„Lạ“ là khác chuyên môn kỹ thuật của tôi; Không phải „lọa“ của M.N., :-)]
Bác nặc danh (19:43) có gợi mở hay. Nếu có thống kê số „ngón“ của tất cả 12 con giáp thì hay quá. Riêng về Mèo và Thỏ tôi thiển nghĩ:
- Chưa biết quan niệm của người Trung Quốc về thỏ thế nào; Nhưng người Việt cho rằng „thỏ là nhát sợ (nhát như thỏ đế)“. Nên ngoài lý do „không gần gũi“ thì chọn lựa theo nhìn nhận cũng là một điều có lý. [Ngoài ra: Chúng ta chưa quen thuộc với „cừu“; Nhưng từ khi câu nói nổi tiếng của Giáo sư Ngô Bảo Châu: Chỉ có loài cừu mới đi theo lề. – Thì tên gọi và sự nhìn nhận đã trở nên có ý nghĩa.]
- Ý kiến bác „nặc danh“ cần lưu ý ở chỗ:
Chân trước của mèo có 5 ngón quy về „dương“; Chân sau có 4 ngón quy về „âm“. Lưu ý rằng chính chân sau mới là chân chủ lực cho chuyển động, trong khi chân trước chỉ để giữ thế. Sơ lược có thể nhìn nhận quan niệm dân dã cho rằng chính „âm“ mới là nền tảng của sinh hóa; Như câu dẫn làm tiêu đề. Tính chất „âm“ cũng được đề cao: „Lạt mềm buộc chặt“.
Về mặt khoa học: „Nước(âm) “ là điều kiện sống trên hành tinh và sự sống hữu cơ cũng bắt nguồn từ nước. Về nhân tính, con người lấy trí làm đầu; Mà câu tổng kết về „trí“ (gốc chữ nho) là „Trí giả nhạo thủy“. Ngược với nước (âm) là lửa (dương) được Ngô Thì Nhậm gắn với „dục“ (Phật giáo gói trong ba độc THAM, SÂN, SI): „Dục như lửa bốc lên“. [Ta đang chứng kiến dục vọng bốc lên ngùn ngụt như lửa của … láng giềng!]
Thế thì sự chọn lựa MÈO (Thày của HỔ!) thay THỎ hình như có gì sâu hơn là sự „gần gũi“ chăng?

Mong được học hỏi.
Kính.


Văn hóa và Văn minh
07:55, 2011-02-02

Tôi nghĩ rằng bài trả lời phỏng vấn của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện rất phong phú và có nhiều gợi mở; Xin có đôi điều bàn góp cô đọng.
- „Ăn tết“ và „chơi xuân“ là sinh hoạt văn hóa lâu đời đi liền nhau và có cấp độ khác nhau. Nếu „ăn tết“ mang sắc thái gia đình và gần như thành lệ giống nhau („Mồng một thì ở nhà Cha, / Mồng hai nhà Mẹ, mồng ba nhà Thày“) như một cung cách gìn giữ văn hóa gia phong, thì „chơi xuân“ hay „hội xuân“ mang tính cộng đồng. Hội xuân mang tính chất văn hóa vùng miền như sự khẳng định truyền thống.
- Hội làng Đụ Đị có ý nghĩa văn hóa nhân bản cao. Tôi đã suy ngẫm nhiều về chữ mà anh Diện nhắc đến 1 lần: GIAO HỢP – Đó là từ đầy tính văn hóa. Chỉ có khi „hợp“ mà „giao“ thì kết quả mới được coi (và thực sự) là „mỹ mãn“. Rời xa ý nghĩa đó, tính văn hóa mất đi, sẽ dẫn đến nhiều tệ nạn mà ta đã chứng kiến trong năm qua…
- Văn hóa là cốt lõi cho cộng đồng, nhưng phải tiến tới văn minh; Nghĩa là phải từ nền tảng VĂN HÓA mà „sáng đẹp“ hơn. Muốn thế, trong quá trình „xã hội hóa“ cần đặt vai trò „chủ nhân văn hóa“ là nhân dân địa phương làm yếu tố quyết định. Cụ thể là để cho „xã hội dân sự“ đầu tư, phát huy suy nghĩ làm sao cho thật SÁNG, thật ĐẸP. Tôi đã có ý kiến trên một diễn đàn rằng „thay vì phát động và phát bằng ‚gia đình, làng, phố văn hóa’, nên để cơ sở xây dựng ‚khu vực văn minh’ với việc thông cống rãnh cấp thoát nước và dọn dẹp rác, đi lại không va đụng“. Tất cả cũng là việc thực hành của „xã hội công dân“ chứ không phải do ý kiến chỉ đạo nghiêng theo khuynh hướng thị trường.
- Hình như đã có ý kiến trên diễn đàn này về „sự thiếu văn hóa của những người làm văn hóa“?

Nhân năm mới Tân Mão, xin chúc và hy vọng:
Nhật nhật Tân, hựu nhật Tân.

Trân trọng.

*
Đăng tải trong bài:
2 nhận xét:
Nguyễn Đăng Hưng nói...
Đây là buổi chuyện trò rất lý thú, đầy ắp những chi tiết về văn hóa dân gian ngày Tết, tháng Xuân. Một lần nữa Nguyễn Xuân Diện cũng đã bày tỏ thẳng thắn những suy nghĩ của mình và có những đề nghị xác đáng về các chính sách quản lý văn hóa lễ hội đang đi chệch hướng trầm trọng, tại các địa phương của như tại trung ương... Cơ chế thị trường XHCN đã biến những lể hội truyền thống cao đẹp thâm trầm thành những sinh hoạt phong trào, đôi khi rất chướng tai gai mắt... Có lần về Hà Nội, đi Hội Lim tôi đã vô cùng thất vọng trước hiện trường KARAOKE hóa với các dàn âm thanh tranh nhau kéo khách bằng cách mở âm lượng tối đa như muốn bắt chước các lể hội âm nhạc Rock ở đâu đó !
Chừng nào ngành văn hóa mới thấy trách nhiệm của mình đây?
Văn Đức nói...
Văn hóa và Văn minh


“Tống cựu nghinh Tân”
14:07, 2011-01-21
Kính tặng NguyenXuanDien-Blog
Nhân sắp đến Xuân Tân Mão.
Trân trọng,
Văn Đức

Con chim còn biết tránh cành cong,
Tầu Bắc đêm ngày lượn Biển Đông;
Quân tử phòng gian, Dân phòng giặc,
Tết nhất càng nên phải coi chừng. [*]

Mọi thuyết đều là bài học cả:
Lý đời và lẽ của cha ông;
“Bốn biển anh em” là nhân, nghĩa,
Mà “giặc ngàn năm” phải tỏ thông. [**]

*****
[*] Câu đối Tết của Hồ Xuân Hương:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.
Câu đầu thì rõ rồi; Nhưng câu thứ hai:
“Lỏng then tạo hóa” có phải là “mở rộng dân chủ” hay không và “Thiếu nữ rước Xuân” là “Tiên nữ mang Tự do về (thêm)” hay không thì xin ... bàn sau Tết.
Cụ Hồ nói:
Một năm bắt đầu bằng mùa xuân; Một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ...
Cụ lại đọc Tuyên ngôn khai sinh cho Nước:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Thì Tết cũng là dịp nên suy ngẫm thêm.

[**] Chữ nho: Tứ hải gia huynh đệ; Lời Việt: Thương nhau rào giậu cho kỹ!
Những người nghiên cứu và cổ súy cho thuyết “đồng văn” nên hiểu rõ sự khác biệt để khỏi lầm là “đồng nguyên” và lạc vào chữ “đồng chí”.
[**] Bình bài


Đoàn kết - Thử một cách nhìn
.
Chữ „Đoàn kết“ không biết xuất phát từ đâu, nhưng ở các nước phương Tây thường được dùng bằng chữ SOLIDARITY, SOLIDARITÄT, …; Nghiã là „sự cố kết“, „sự bền chặt“.
.
Sự bền chặt của một khối vật chất là kết quả cố kết giữa các hợp phần; Như vậy, sự đoàn kết của một cộng đồng là kết quả những mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên.
.
Sự cố kết của vật chất có 2 hình thái:
Adhesion, hiểu là „kết dính“, và
Cohesion là „kết nối“.
Thí dụ cụ thể cho 2 trường hợp này là keo kết dính kiểu nhựa sung hay cơm nếp chỉ có tác dụng làm cho hai vật thể bám vào nhau. Khi có lực mạnh tác dụng vào hoặc môi trường biến đổi (thí dụ ngâm nước) thì các vật bám vào nhau ấy sẽ rời ra nhanh chóng.
Keo kết nối là những thứ gọi là „keo dính chết“ như keo hóa học. Nguyên lý của nó là làm cho các thành phần vi mô (các phân tử) của cả hai đối tượng kết nối gắn kết với nhau bằng liên kết nội tại. Mối cố kết kiểu này chịu được những lực tác dụng lớn tới mức vật thể chủ có thể bị phá vỡ mà mối liên kết vẫn còn; Thế thì tác động của biến đổi môi trường không phải thứ nó … phải lo.
.
Thưa bác Trang chủ Nguyễn Trọng Tạo cùng quý vị,
.
Tôi suy nghĩ vấn đề này thật lâu và nhân dịp này xin được trình bày thiển kiến:
„Đoàn kết“ hay „kết đoàn“ trên cơ sở „quyền“ và „lợi“ của các nhóm lợi ích chính là kiểu „kết dính“ có điều kiện và không thể bền chặt như nội dung bài chủ muốn đạt tới.
Sự đoàn kết như một yêu cầu của sinh tồn phải là sự đoàn kết „sống chết có nhau“ bằng những kết nối với những giá trị văn hóa, nhân văn sâu thẳm trong tâm thức. mà dân chủ là cách thức giao lưu để cùng nhau đạt tới nhận thức về những giá trị đó.
.
Xin kết bằng câu thơ trong chuyện Dân Gian Việt Nam THẠCH SANH để cảnh giới cho kiểu „kết dính vì lợi-ích“:
E khi có việc thì vời,
Đến khi hết việc thì rời nhau ra.

Trân trọng.

[*] Bình bài
ĐOÀN KẾT – HAI CHỮ QUEN MÀ LẠ!

 “Chuyện Tử Tế”
05:43, 2011-01-19

Thưa bác Nguyễn Trọng Tạo,
Thưa quý vị,
.
Đề tài này rộng, sâu, mà cũng thật ... nóng!
Cho nên tôi rất mông lung không biết có dám tham gia tiếp không? Mà vẫn thấy có gì ẩn uất trong lòng. Vậy xin cứ từ từ viết ra, coi lại và gửi lên. Nếu bác Tạo coi được thì cho hiển thị; Không thì cũng là dịp thanh thoát suy tư.
Xin cố viết cho thật ngắn.
.
*
Thực ra sự việc đã được trình bày đủ, từ cả 2 phía.
[Bác Tạo viết rất khéo trong lời dẫn của cả 2 bài! :-)]
Xem lại “Chuyện tử tế” thì càng hiểu thêm trích đoạn của “Nếu đi hết biển” là lô-gíc, hợp lý, hợp tình.
Nhưng từ cái phía của ông Trần Nghi Hoàng thì cũng phải thấy là ông viết thực lòng. Sau một cuộc ly tán đau thương như thế, cả một thế hệ vẫn còn nhìn nhau dò xét: Hắn “đội lốt chăng”? Hắn thực hiện „âm mưu“ gì vậy?... Những câu hỏi như thể không phải chỉ đặt ra đối với đạo diễn Trần Văn Thủy, không phải chỉ từ một ông Trần Nghi Hoàng. Trong những ý kiến “từ nhiều phía”, có một câu khẳng định: Tôi hài lòng khi được mệnh danh là “chống cộng mút mùa”. Đọc những lời như thế, tôi hiểu rằng đây là vấn đề thế hệ (Question of generation); Không thể vượt qua một sớm một chiều...
Muốn lý giải tất cả các hệ lụy thì cần nhận chân 2 điều quan hệ với nhau:
- Thời gian đã biến đổi, thời đại đã đi qua;
- „Cộng sản“ là một danh từ, nhưng „người cộng sản“ thì đa nghĩa như cuộc sống vậy.
Không thừa nhận điều này, không thể lý giải tại sao có người như Tướng quân Trần Độ, có người như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bùi Minh Quốc, Cù Huy Hà Vũ, ...
Tiếp tục để bức tường ngăn cách “Quốc gia - Cộng sản” trong tư tưởng chẳng khác gì đeo mãi con thuyền khi đã sang sông: Nó làm ta nghi ngờ không dám về quê hương, cũng làm ta nghi ngờ những người về lại quê hương; Mà Đất Mẹ thì lúc nào cũng thương yêu và cần đến mọi người con! (Đất Mẹ không bao giờ coi ai “chạy đi”, ai “chạy lại”; Càng không nghĩ ... phải “đánh đấm” gì nhau thêm nữa; Tôi nghĩ thế.)
.
*
Không dám nhiều lời, Xin dẫn những giòng mộc mạc ghi tặng người bạn trên mạng ảo internet:
.
Một Chữ Tình
Thân mến tặng Bạn Huy Nam
00:30, 2010-06-07
.
Ta về xứ Huế chiều mưa bụi, (1976)
Thăm chùa Thiên Mụ, ngắm sông Hương;
Mới đó, … mà nay đầu điểm bạc,
Đất cũ nơi nào cũng thân thương!
.
Gió bụi cuốn đời trai viễn xứ,
Đã từng nhìn, ngẫm những đổi thay;
Có được tri âm cho lòng trải,
Lại thấy dâng trào những mặn cay:
.
Thế hệ đau thương và ly tán,
Vẫn chẳng rời, quên Đất Nước mình;
Còn nhớ, còn thương, còn đau đớn,
Xin giữ cùng nhau Một Chữ Tình.
.
Tôi mạnh dạn chép lên những lời này vì đọc lại bức thư của ông Nguyễn Hữu Đíng gửi đạo diễn Trần Văn Thủy. Tôi nghĩ cách ứng xử của đạo diễn là rất đáng trọng.
.
*
Nhưng tóm lại thì tại sao tôi muốn viết ra những giòng này?
Vì tôi nghĩ những việc thế này cần suy tư và hành động nhiều hơn:
.
Trân trọng.
Hoàng Thư0 Kommentare